Một đường hầm ngập tràn ánh sáng, chuyến bay là là trên giường của tử thần – những người từng cận kề với cái chết kể lại về những trải nghiệm bí ẩn của họ. Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã thu thập được hàng trăm trường hợp như vậy – tuy nhiên cho đến nay họ không thu thập được bằng chứng về sự tồn tại của linh hồn.

Điều kỳ lạ đã xảy ra trong một trường hợp khám sức khỏe thông thường: một nữ bệnh nhân ngồi trên ghế khám bệnh tại một phòng khám phụ khoa, bỗng tim người bệnh này bất ngờ ngừng đập. Khi đó bà ta thấy linh hồn của mình lìa khỏi thể xác và bay từ từ lên trần nhà. Bà trông thấy thể xác vô hồn ở bên dưới, hai cánh tay tuột khỏi thành ghế rơi thõng xuống, bà thấy thân hình mình gục xuống. Sau đó bà bay ra phía biển Bắc và trông thấy đứa con trai đang ngồi vẽ một bức tranh. Bà cảm thấy một sự bình an, tĩnh lặng ở tận nơi sâu thẳm.

Sau khoảng một phút rưỡi nhân viên phòng khám đã giành lại được sự sống cho người phụ nữ này. Những người thân trong gia đình vẫn chưa hết bàng hoàng vì trái tim của người mẹ đã ngừng đập, với họ đây là những thời khắc trải nghiệm vô cùng thần bí, kỳ lạ. Ba ngày sau người mẹ này nhận được bức tranh mà con bà gửi qua bưu điện mà khi bà “trải nghiệm cái chết” đã trông thấy bức tranh đó. Sau này bà đi cùng người con trai đến biển Bắc và bà chỉ cho anh ta vị trí mà bà nhìn thấy con ngồi vẽ khi đó. Chỗ này đúng là vị trí nơi ra đời bức tranh thật.

Điều lạ lùng là những người từng cận kề với cái chết đều kể lại những trải nghiệm khá giống nhau. Ví dụ gặp những người thân đã chết từ lâu.

Đối với bác sĩ tâm thần Michael Schröter-Kunhardt, đây là trường hợp ấn tượng nhất trong số hơn 500 trường hợp trải nghiệm cận tử mà ông đã ghi chép lại trong những năm ở gần Lüneburg. Biểu hiện quan trọng nhất của trải nghiệm ngoài cơ thể là, ý thức dường như rời khỏi cơ thể. Người liên đới đôi khi trải nghiệm những mối liên hệ từ những vị trí và những người cách xa nhau mà anh ta không thể nắm bắt được ở trạng thái bình thường của mình. Nhưng những trải nghiệm cận kề cái chết như vậy có vẻ thần bí và mang nhiều nét tôn giáo do đó nảy sinh một số nghi ngờ. Có phải vậy không? Trải nghiệm cận tử - phải chưng sự lạ lùng này là có thật ?

Một số người vẫn thường kể sau khi tim họ ngừng đập họ được hút vào một đường hầm tràn đầy ánh sáng. Cuộc đời đã qua của họ trôi đi như những thước phim. Một số người kể lại họ đã gặp những người bạn bè thân thiết và cả thân nhân trong gia đình nhưng đã chết từ lâu. Trong khi cái chết đang diễn ra thì một số bay lơ lửng trên cao nhìn xuống dưới. “Điều gây ngạc nhiên là, những trải nghiệm như thế này được nhiều người kể đi kể lại”, Michael Schröter-Kunhardt đã nhận xét. Những người cận tử cảm thấy gắn bó mật thiết, gần như hòa vào với thế giới, họ cảm nhận được tình yêu nồng thắm, sâu đậm đối với mình. Ngay cả sau đó họ vẫn trong trạng thái lâng lâng xúc động với những trải nghiệm có một không hai này.

Bay lên trần nhà

Karl-Heinz Panke, một nhà vật lý, cũng có trải nghiệm thoát xác như trên. Trong khi cơn nhồi máu đang diễn ra ông này có cảm giác lìa khỏi thân xác rồi lơ lửng bay lên trần văn phòng của mình. Ông có cảm giác người lâng lâng nhẹ nhõm dễ dàng lướt tới mọi vị trí trong căn phòng của mình – điều này để lại một ấn tượng sâu sắc đối với ông. Từ trên cao ông nhìn thân xác mình và những giấy tờ khai báo thuế còn nằm trên bàn, nơi ông vừa ngồi cách đó không lâu.

Tại Hà Lan, các bác sỹ đang bận rộn với việc hồi sức cấp cứu cho một người đàn ông nằm bất tỉnh trong công viên mà người ta mới phát hiện. Một cô y tá đã lấy hàm răng giả của nạn nhân ra khỏi miệng để lắp máy thở cho ông. Bệnh nhân này thoát chết, ông chào cô y tá và nói: “Có một người phụ nữ biết hàm răng giả của tôi để ở chỗ nào”. Trong quá trình được hồi sức cấp cứu hồn ông bay lơ lửng trên cao và nhìn thấy tất cả những gì đang diễn ra trong tầm mắt mình – kể cả việc người ta lấy hàm răng giả của mình. Bác sỹ tim mạch người Pim - van Lommel đã tường trình sự kiện này trong tạp chí Lancet. Với tác giả thì đây là chỉ dấu cho cái gì đó tựa như ý thức của con người, ngay cả người đàn ông nhìn thấy hàm răng giả cũng chỉ là một trong số 344 người bệnh mà câu chuyện liên quan đến họ đã được van Lommel sưu tầm. Tất cả các bệnh nhân này sau khi tim đã ngừng đập đều được cấp cứu hồi sinh, 62 người trong số này sau đó đã kể lại về trải nghiệm của họ khi cận kề cái chết.

Năm 2001, van Lommel đã công bố nghiên cứu của mình và ít nhiều có thể coi đây là sự khai sinh nghiên cứu cận tử hiện đại, tuy nhiên từ đó đến nay trong giới khoa học luôn tồn tại hai “phe”. Một bên thì cho rằng trải nghiệm cận tử là chứng minh cho sự tồn tại của linh hồn của con người và nó tiếp tục tồn tại cả sau khi cái chết đã diễn ra. Còn bên khác thì cho rằng, đây chẳng qua chỉ là một sự rối loạn chức năng của não, có thể so sánh với một cơn say ma túy (drogentrip) – điều này có thể giải thích trên cơ sở một ví dụ của trường hợp say thuốc mê. Trong thực tế, khi cấp cứu nạn nhân ở bước cuối cùng, người ta cũng cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc mê nhất định khi làm hô hấp nhân tạo.

Bác sỹ tâm thần Birk Engmann ở Leipzig thuộc nhóm các nhà phê phán, ông là tác giả cuốn sách “Mythos Nahtoderfahrung” (tạm dịch Huyền thoại về trải nghiệm cận tử). Ông hoàn toàn không nghi ngờ rằng trong sự chuyển đổi từ sự sống sang cái chết có những trải nghiệm bất bình thường. Tuy nhiên điều này người ta không chỉ trải nghiệm trong những tình huống tương tự. Từng có nhiều bệnh nhân sau hôn mê cũng kể về những luồng ánh sáng hút hồn tương tự và về những cuộc gặp gỡ với những người thân thuộc.

Engmann khẳng định “Cái mà một số người gọi là trải nghiệm cận tử chính là sự trải nghiệm do bộ não bị rối loạn gây ra“. Nhà nghiên cứu não bộ nổi tiếng Manfred Spitzer cũng có lập luận theo xu hướng này: các tế bào não bị chìm tạo ra ảo giác. Con đường hầm rực rỡ ánh sáng, các cuộc tái ngộ với thành viên đã khuất trong gia đình và bạn bè xưa kia, sự tiên đoán chính là sự lô gích xuất phát từ sản phẩm của não bộ.

Trong thực tế có một lập luận nặng ký đối với quan điểm này: ngay cả khi trái tim đã ngừng đập, điều đó không có nghĩa bộ não cũng đã ngừng hoạt động. Cho dù sự cung cấp máu cho các tế bào thần kinh bị gián đoạn – theo ước đoán hiện nay – não vẫn duy trì sự hoạt động từ ba đến năm phút, trước khi từng phần trong não bộ bị lụi tàn. Do đó hiện nay ranh giới giữa sự sống và cái chết là chết não. Đó là lúc khi các tế bào thần kinh trong đầu con người hầu như không còn hoạt động và do đó điện não đồ cũng ngừng hoạt động.

Tế bào thần kinh hoạt động quá mức

Theo báo cáo của bác sỹ tâm thần Engmann thì trong những chuyện truyền khẩu đậm màu huyền thoại nói trên các bệnh nhân hầu hết đều không đeo thiết bị - EEG trên đầu. Người ta không lấy được mạch của họ. Vì thế trong con mắt của chuyên gia tâm thần Engmann những người bệnh có trải nghiệm cận tử này có lẽ đều chưa chết thật. Thay vào đó, ở những người này ý thức vẫn tồn tại và chúng có thể đã tạo ra ảo ảnh của cái gọi là trải nghiệm cận cảnh.
Năm 2013 nhà nghiên cứu bộ não Jimo Borjigin thuộc đại học Michigan đã thực hiện thành công một thí nghiệm ở chuột, theo đó khi việc cung cấp máu cạn kiệt thì lúc đầu các tế bào thần kinh bất bất ngờ đồng loạt hoạt động náo loạn, trong khoảng 30 giây. “Sự bùng lên trước khi tắt lịm, trước khi trái tim ngừng đập, trong khoảnh khắc đó hình thành những ấn tượng cực kỳ ấn tượng như đã được bản thân họ kể lại”. Hơn nữa tim vẫn còn thoi thóp hoạt động mặc dù người ta không còn cảm nhận được nhịp đập của nó – do đó các tế bào thần kinh không có lý do gì để ngừng hoạt động.

Từ cách đây 10 năm, nhà nghiên cứu cận tử Sam Parnia thuộc đại học New York đã quyết định tìm các bằng chứng để bác bỏ các lập luận nói trên. Các nhà khoa học của 25 phòng khám ở Hoa Kỳ, Anh Quốc và Áo cùng tham gia vào dự án này.Họ đã ghi nhận được 2060 ca tim đã ngừng đập. Trong các phòng hồi sức tại đây họ lắp một hệ thống giá đỡ, trên đó để các bức ảnh mà chỉ những người ở trên trần mới có thể nhìn thấy được. Cách để chứng minh trải nghiệm cận tử là như vậy. Những người đã từng bay lơ lửng trên trần sau này được yêu cầu kể lại những trải nghiệm của họ. Thí nghiệm này đã được tiến hành trong 4 năm.

Các kết quả thu được cho thấy rõ vấn đề then chốt của trải nghiệm cận tử. Để thực sự có được trải nghiệm cận tử là điều vô cùng khó, tương tự như chụp được ảnh hố đen vậy. Trong số 2060 người đã có 330 người sống sót. Các nhà khoa học đã phỏng vấn 140 trường hợp. 55 người đã mô tả hình ảnh mà họ cảm nhận được khi cận kề cái chết. Nhưng chỉ có hai người đã nhìn và nghe thấy một điều gì đó trong quá trình hồi sinh để có thể coi là dấu hiệu của trải nghiệm cận tử. Một người chỉ có thể trả lời phỏng vấn rất ngắn sau đó tình trạng của người đó xấu đi rất nhanh. Một người khác tuy tim ngừng đập cả phút đồng hồ nhưng vẫn có thể kể lại những gì đã trải nghiệm trong quá trình hồi sinh. Tiếc rằng người đàn ông này lại không nằm trong buồng hồi sức cấp cứu có để những bức tranh trên giá do đó không thể chứng minh “hồn lìa khỏi xác”.

Trước thực tế đó Engmann phê phán những người chủ chốt thuộc phái cận tử đã có cái nhìn sai lệch về ý thức hệ. “Họ có tín ngưỡng, tin vào cuộc sống có linh hồn hoặc vào một dạng tâm linh nào khác”. Ông lấy ví dụ từ định nghĩa khoa học về trải nghiệm cận tử của bác sỹ tâm thần người Mỹ Bruce Greyson. Các tiêu chuaanrcuar ông gồm: người bệnh có tưởng tượng mình thoát xác? Người bệnh có nhìn thấy những người thân đã chết hay các thần linh? Engmann phản đối: “Một trong những bệnh nhân của tôi kể đã trông thấy Pegasus (con ngựa có cánh, thần thơ ca). Sao không hỏi về chuyện đó? Biết đâu anh ta chẳng nói đã bị nàng thơ bắn trúng tim”.

Thân nhân của phe còn lại kịch liệt phản đối vè sự thiếu khách quan. Trong một nghiên cứu của mình van Lommel đã nói hỏi tất cả những người đã từng trải nghiệm cận tử, liệu họ có tin mình là tín đồ hay không hoặc họ có một quan niệm đặc biệt với cái chết. Ông luôn nhấn mạnh, không có trường hợp nào như vậy. Schröter-Kunhardt cho rằng: “Những người vô thần có trải nghiệm cận tử cũng như trẻ con hay người già .“ Chỉ có các nhân vật tôn giáo trong phim mới lệ thuộc vào nền tảng văn hóa và do đó mới bị phụ thuộc vào kỳ vọng. “Một Phật tử ắt không trông thấy Jesus".

Theowelt.de