Loài gà, đặc biệt là gà trống xuất hiện trong nhiều nền văn hóa dân gian các nước. Theo đó, ý nghĩa hình tượng gà có sự khác nhau ở nhiều nơi.
Từ lâu, gà trở thành vật nuôi được con người thuần hóa và gắn bó với cuộc sống thường nhật của chúng ta. Ý nghĩa hình tượng gà được các chuyên gia tìm hiểu và có những phát hiện bất ngờ.
Vào thời cổ đại, gà trống trở thành động vật linh thiêng trong nhiều nền văn hóa.
Con người thờ cúng gà với tư cách là lễ vật trong những dịp lễ hội, lễ tế hay các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như thờ cúng.
Trong 12 con giáp, ý nghĩa của gà trống - loài vật được cho là loài vật có 5 đức tính mẫu mực ủa một con người mà đặc biệt là người đàn ông cần có.
5 đức tính đó là: Văn: con gà trống có mào ở trên đỉnh đầu và hai cái mào ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn của ông tiến sĩ, biểu tượng cho văn; Võ: cựa gà trống là vũ khí, biểu tượng cho võ; Dũng: gà trống thấy kẻ thù luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn của mình và sẵn sàng chí tử, biểu tượng cho dũng khí.
Nhân: gà trống đầu đàn mỗi khi được cho ăn hay tìm thấy thức ăn thì luôn gọi đồng loại đến rồi mới ăn cùng mà không bao giờ ăn một mình, biểu tượng cho nhân; Tín: gà trống luôn gáy đúng giờ, đúng canh bất kể ngày nắng cũng như ngày mưa, mùa đông cũng như mùa hè, biểu tượng cho tín.
Trong phong thủy, tượng gà trống được cho là có tác dụng hút tài lộc và giữ được thế vững vàng trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Các chuyên gia phong thủy còn nhận định treo tranh gà trong nhà có ý nghĩa chúc vợ chồng mới cưới sớm có con cái.
Đối với những gia đình bình thường, treo tranh gà trên tường có ý nghĩa cầu may mắn, bình an cho các thành viên.
Theo Kiến Thức