Hải đường là loài hoa quen thuộc với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về.
Hải đường còn được biết đến với những tên gọi khác như thu hải đường, tiêu đốm trắng, hoa có phần giống với hình dáng của cây trà hoa vàng. Loài cây này hiện được trồng rải rắc khắp các tỉnh phía Bắc nước ta.
Mặc dù xuất xứ từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và châu Á nhưng hoa hải đường là loài hoa quen thuộc với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Hoa có 5 cánh, màu hồng tươi hoặc đỏ thắm. Hoa rất lâu tàn ngay cả khi cắt cành cắm vào bình hoặc lọ.
Trong phong thủy, đây là loài hoa mang ý nghĩa tượng cho giàu sang, phú quý. Bên cạnh đó, hải đường còn tượng trưng cho sự làm ăn may mắn, tấn tới, năm mới phú quý - anh em hòa hợp - tình bạn keo sơn.
Ở nước ta, hải đường được trồng chủ yếu từ tỉnh Lạng Sơn đến Thừa Thiên Huế. Đây là loài cây nhỡ, thân gỗ, cao đến 3m, dạng bụi. Hải đường có thể được nhân giống bằng cách chiết, giâm cành hoặc gieo bằng hạt.
Hải đường chịu rét tốt, thường ra hoa rộ từ đầu tháng chạp đến hết tháng giêng âm lịch. Loài cây này ưa bóng, ưa ánh sáng tán xạ và khả năng chịu nắng, nhiệt độ cao kém.
Cây hoa hải đường có tên khoa học là Malus spectabilis Borkh, thuộc họ chè – Theaceae. Cẩy hải đường có thể sống đến hàng trăm năm.
Ngoài tác dụng làm cảnh, hải đường còn có tác dụng làm sạch không khí vì nó có thể hấp thụ những tia bức xạ từ thiết bị điện gia dụng như máy tính và giảm bớt những tác hại của tia bức xạ với con người.
Theo Kiến Thức