Trong nhiều thập kỷ, các du khách đã phải chi trả rất nhiều tiền để có cơ hội chiêm ngưỡng xác tàu Titanic dưới đáy biển. Tuy nhiên, các hoạt động tham quan và trục vớt cổ vật từ còn tàu cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và gây ra những tác động tiêu cực.

Xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương. Ảnh: Newindianexpress
Xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương. Ảnh: Newindianexpress

Du khách phải mất tám giờ và 250.000 USD để có thể đến vị trí xác tàu R.M.S. Titanic, cách bờ biển St. John’s, Newfoundland (Canada) khoảng 612km. Vào ngày 18/6, năm người đã lên tàu lặn Titan để thực hiện cuộc hành trình này. Tuy nhiên, con tàu mất liên lạc chỉ sau 1 giờ 45 phút lặn xuống biển trong chuyến thám hiểm dự kiến kéo dài tám ngày. Khi lực lượng cứu hộ tìm thấy các mảnh vỡ còn sót lại của tàu lặn Titan, họ kết luận rằng toàn bộ hành khách đã thiệt mạng.

Bất chấp sự nguy hiểm khi di chuyển ở độ sâu khoảng 3.800m dưới mặt nước biển, đây là một cơ hội không thể cưỡng lại bởi vì rất ít người được tậnmắtnhìn thấytàu Titanic ngoài đời thực.

Hơn một thế kỷ sau vụ chìm tàu, sự quan tâm của mọi người đối với Titanic vẫn rất mãnh liệt. Mặc dù họ có thể thỏa mãn trí tò mò của mình bằng cách ghé thăm các bảo tàng, triển lãm và bộ sưu tập trên khắp thế giới liên quan đến vụ tai nạn chìm tàu, nhưng bất kỳ ai có đủ năng lực tài chính và yêu thích mạo hiểm đều có thể lựa chọn tham gia chuyến du lịch tham quan trực tiếp xác tàuTitanic dưới đáy đại dương.

Bất chấp những lo ngại về mức độ an toàn, các vấn đề đạo đức và nguy cơ làm hư hại thêm xác tàu đắm, hoạt động lặn biển ngắm tàu Titanic đã diễn ra trong hơn 20 năm qua.

Cuộc tranh giành tàn tích tàu Titanic


Tàu Titanic gặp nạn trong chuyến đi đầu tiên của nó từ Southampton (Anh) đến New York (Mỹ) vào tháng 4/1912. Đây là con tàu chở khách lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới thời bấy giờ. Năm ngày sau khi tàu khởi hành, nó đâm vào một tảng băng trôi lớn khiến phần thân tàu bị vỡ. Tàu chìm hoàn toàn sau khoảng hai tiếng rưỡi, khiến 1.500 hành khách và thủy thủ đoàn bị chết đuối. Nhưng mãi đến năm 1985, nhà thám hiểm Robert Ballard của Hiệp hộiĐịa lý Quốc gia (Mỹ) và nhà hải dương học người Pháp Jean-Louis Michel mới phát hiện ra “nơi an nghỉ” cuối cùng của Titanic.

Bất chấp những lo ngại về mức độ an toàn, các vấn đề đạo đức và nguy cơ làm hư hại thêm xác tàu đắm, hoạt động lặn biển ngắm tàu Titanic đã diễn ra trong hơn 20 năm qua.

Không lâu sau đó, Ballard kêu gọi Quốc hội Mỹ coi xác tàu Titanic như một đài tưởng niệm hàng hải. Vào tháng 7/1986, Ballard đã đặt một tấm biển lên con tàu, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng và không để địa điểm này bị xáo trộn nhằm tưởng nhớ những người thiệt mạng tại đây.

Nhưng điều này đã không xảy ra. Thay vào đó, sự cạnh tranh xem ai được phép trục vớt các cổ vật trên con tàu ngày càng nóng lên. Một phần, đây là nỗ lực thu thập thông tin và bảo tồn hiện vật, nhưng cũng là cuộc chạy đua nhằm thu về lợi nhuận từ việc bán cổ vật và trưng bày công khai.

Nỗ lực trục vớt chính thức đầu tiên do Công ty Titanic Ventures Limited Partnership (TVLP) hợp tác với Viện Nghiên cứu Khai thác Biển của Pháp thực hiện vào năm 1987. Trong chuyến đi này, họ đã thu thập và bảo tồn khoảng 1.800 hiện vật.

Công ty TVLP [hiện nay đã đổi tên thành RMS Titanic Inc] đã thực hiện tổng cộng tám chuyến thám hiểm tới tàu Titanic và bán đấu giá hơn 5.000 đồ vật, bao gồm cả đồ trang sức và một phần cầu thang trên con tàu.

Trong khi các cuộc chiến pháp lý giành quyền thăm viếng và trục vớt diễn ra gay gắt tại tòa án, các cuộc thám hiểm tới tàu Titanic vẫn tiếp tục diễn ra, tạo nên một mảng thị trường du lịch nhỏ nhưng đắt đỏ.

Tham quan xác tàu Titanic


Các nhà nghiên cứu, những người trục vớt và thậm chí cả các nhà làm phim như James Cameron – đạo diễn bộ phim bom tấn Titanic năm 1997 – đã thực hiện vô số chuyến đi đến xác tàu. Và với một số tiền không hề nhỏ, du khách cũng có thể đến tham quan nó.

Năm 1998, Công ty Deep Ocean Expeditions của Anh là một trong những doanh nghiệp đầu tiên bán vé cho công chúng với giá 32.500 USD/người để xem phần còn lại của tàu Titanic. Năm 2012, trưởng đoàn thám hiểm Rob McCallum cho biết công ty đã tổ chức những chuyến tham quan cuối cùng sau khi họ lặn xuống thăm xác tàu tổng cộng 197 lần. Những chuyến đi này kéo dài 12 ngày, chở theo 20 hành khách, với giá vé tăng lên 59.000 USD/người.

Bắt đầu từ năm 2002, Công ty Du lịch Bluefish có trụ sở tại Los Angeles (Mỹ) cũng điều hành các chuyến lặn biển thăm xác tàu Titanic. Tuy nhiên, họ chỉ tiếp nhận tám hành khách trong bốn năm sau đó. Năm 2012, công ty bắt đầu nhận đặt vé trở lại với giá vé là 59.680 USD/người.

Công ty Blue Marble có trụ sở tại London (Anh) đã bán vé với giá 105.129 USD/người vào năm 2019, tương đương với giá vé hạng nhất để lên tàu Titanic [sau khi đã điều chỉnh tỷ giá] tại thời điểm nó gặp tai nạn. Blue Marble đã hợp tác với OceanGate Expeditions – công ty sở hữu tàu lặn Titan vừa gặp nạn – để tổ chức các chuyến tham quan.

OceanGate Expeditions đã tự mình tiến hành các chuyến thám hiểm thành công xác tàu Titanic vào các năm 2021, 2022, và lên kế hoạch thực hiện 18 chuyến lặn biển trong năm nay.

Bảo vệxác tàu Titanic


Trong khi danh tiếng của con tàu dường như không bị mai một, thì phần thân tàu nằm dưới đáy biển đang tan rã nhanh chóng. Tháng 8/2019, nhà thám hiểm Victor Vescovo cùng đồng nghiệp sử dụng một chiếc tàu ngầm tiên tiến để lặn xuống độ sâu 3.810m dưới bề mặt Đại Tây Dương, tới nơi chứa xác tàu Titanic. Họ phát hiện xác tàu nổi tiếng đã xuống cấp đáng kể trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là mạn bên phải của khu vực chỉ huy, hay phòng của thuyền trưởng.

Nguyên nhân khiến xác tàu Titanic bị phá hủy một cách nhanh chóng là do sự ăn mòn của muối, tác động của dòng hải lưu mạnh dưới biển sâu và vi khuẩn ăn kim loại Halomonas titanicae. Loại vi khuẩn này tạo ra những lớp rỉ sét trên thân tàu, nhìn giống nhũ đá trong hang động, theo Live Science.

Vậy những chuyến tham quan Titanic có tác động gì đối với con tàu 111 tuổi?

Ngày nay, khu vực xung quanh xác tàu Titanic tràn ngập rác thải bao gồm vỏ chai bia, chai nước ngọt và nhiều đồ dùng khác của du khách, thậm chí có cả những quả tạ, dây xích và lưới chở hàng từ những nỗ lực trục vớt cổ vật. Năm 2001, một cặp đôi thậm chí đã kết hôn trong một chiếc tàu lặn nằm trên mũi tàu Titanic.

Không dừng lại tại đó, một đoàn thám hiểm đã vô tình đâm vào tàu Titanic và lờ đi thông tin về những thiệt hại mà họ đã gây ra.

Các nỗ lực bảo vệ xác tàu vẫn đang diễn ra. Vì nó nằm trong vùng biển quốc tế nên đủ điều kiện được bảo vệ theo Công ước của UNESCO về Bảo vệ Di sản Văn hóa Dưới nước. Năm 2020, Vương quốc Anh và Mỹ đã đồng ý hợp tác để cấp giấy phép tham quan hoặc ngăn cấm những người muốn vào khu vực tàu đắm và lấy đi các hiện vật có giá trị khoa học và lịch sử.

Theo National Geographic