Các cao thủ võ lâm lướt đi trên mặt nước hay đấu võ xuất thần khi say rượu là những cảnh gây ấn tượng mạnh trong nhiều phim võ thuật. Liệu trên thực tế có 2 loại công phu này hay không?

Các bộ phim võ thuật, video game chiến đấu mặc dù mang lại những phút giây giải trí với những màn đấu võ mãn nhãn nhưng không thực sự phản ánh các kịch bản giao tranh trong đời sống thực.Có một số người bị ảo tưởng về năng lực của võ thuật do chịu ảnh hưởng từ các cảnh phim.

Nhưng bác bỏ hoàn toàn những gì có trên phim cũng không hẳn là đúng bởi vẫn có những phần sự thật ẩn giấu sau những cảnh quay. Và đối với những người theo chủ nghĩa hoài nghi, rất có thể họ đã phạm sai lầm khi đánh giá thấp năng lực của con người.

11-30-23_md-monkey-kung-fu-1979-001-two-men-kung-fu-choreogrphy-in-the-woods
Võ khỉ trên một bộ phim sản xuất năm 1979 (bfi.org.uk)

Điều này cũng dễ hiểu bởi giới võ thuật xưa nay vẫn hoặc bị gán cho, hoặc chính trong giới này tự cho là mình có những năng lực siêu phàm sau một thời gian dài “luyện công”. Nhiều người còn cho rằng khi đạt đến một trình độ nào đó, cả tư duy, tinh thần và thể xác của họ đã được hòa quyện, khi cần thiết có thể thực hiện những công phu mà người thường không nghĩ rằng con người có thể thực hiện được.

Sau đây là những công phu vẫn được đồn đại trong giới võ thuật, sách truyện và phim ảnh. Nhưng liệu chúng có thật, và thật bao nhiêu phần trăm?

Chạy trên mặt nước

Theo trang web chuyên về võ thuật mixmartialart.com, chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam, Trung Quốc nổi tiếng với các phương pháp tập luyện nghiêm ngặt và gian khổ, công phu, giúp người ta có thể thực hiện được những kỹ thuật tưởng chừng không thể. Một trong những tuyệt kỹ được truyền tụng là “khinh công trên mặt nước”, nghĩa là có thể đi lướt trên mặt nước mà không chìm. Tuy nhiên, chắc chắn đó chỉ là thêu dệt của phim ảnh và sách truyện kiếm hiệp.

Bằng chứng là vào năm 2014, Shi Liang, một nhà sư thuộc một hệ phái Thiếu Lâm đã thực hiện màn “chuồn chuồn đạp nước” khi chạy ngang qua con sông rộng 118m ở thành phố Tuyền Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến. Nhưng ông ta không thể đạp trên nước, mà phải nhờ vào 200 tấm gỗ dán nối ngang sông. Rõ ràng là chúng ta không thể có cách nào triệt tiêu sự tác động của trọng lực trong điểu kiện bình thường. Nhưng cũng phải khen ngợi khả năng giữ thăng bằng và tốc độ tuyệt vời để có thể chạy vượt qua đoạn sông trên những tấm ván.

f

Một trong những “tuyệt kỹ khác hay được thể hiện trên phim ảnh và video game là cú đá “máy bay trực thăng”. Cao thủ tung người lên không trung và thực hiện đòn đá xoay nhiều vòng như cánh máy bay lên thẳng và có thể ngay lập tức đả thương nhiều người vây quanh. Để minh chứng tuyệt chiêu này là có thật, nhiều võ sỹ taekwondo trong các lần biểu diễn đã thực hiện được động tác phức tạp này. Tuy nhiên, biểu diễn chỉ là biểu diễn và rất nhiều võ sư đã nói rằng chúng gần như không có mấy tác dụng trong thực chiến, tức là đẹp mắt nhưng vô dụng.

Võ say có thật không?

Thành Long đã nổi danh với bộ phim "Drunken Master" (Túy quyền) và đối với loại công phu này, càng uống nhiều rượu càng đánh hay. Trong các sách truyện của Trung Quốc cũng thường nói đến túy quyền, nói nôm na là võ say: Võ Tòng của Thi Nại Am “càng uống càng có thế và lực”, đánh bại Tưởng Môn Thần, một tay anh chị khét tiếng, tay không đánh chết hổ dữ, tất cả đều trong lúc say.

11-30-23_chn-drunken-mster
Thành Long đánh võ say trong phim Túy quyền (cheatsheet.com)

Tuy có nhiều phần cường điệu, nhất là chuyện uống rượu, nhưng phim Túy quyền hay tiểu thuyết Thủy hử đều đề cập một môn võ hoàn toàn có thật. Điều khác biệt là bạn không nên say rượu khi thi triển loại võ công này nếu không muốn no đòn. Gọi là túy quyền là bởi môn phái này sử dụng các chiêu thức mềm dẻo và có nhiều động tác giống kẻ say rượu. Người ta giải thích rằng làm như vậy khiến võ sỹ túy quyền có vẻ dễ bị “ăn gỏi” và kích thích sự khinh suất của đối phương.

Theo tạp chí Cracked, túy quyền có ba hệ thống kỹ thuật tạo nên thương hiệu “võ say”: động tác uống rượu, chuyển động lắc lư của hông và toàn bộ cơ thể, các kỹ thuật ngã (cũng tương tự “quy trình say rượu”). Các kỹ thuật này, mặc dù trông có vẻ giống như người ta khoa chân múa tay khi say rượu, thực chất đều là những đòn tấn công cơ bản dưới cái vỏ say sưa.

Mặc dù vậy, dù có nói gì thì hiệu quả thực tế, khả năng thực chiến mới quan trọng. Trong các giải thi đấu võ thuật quốc tế, hầu như không có sự hiện diện của túy quyền. Có lần hiếm hoi tại giải võ thuật MMA của Mỹ xuất hiện một võ sỹ phương Tây nhưng sử dụng các động tác phòng thủ và tấn công giống hệt túy quyền. Chỉ có điều, anh này nhanh chóng bị đối thủ hạ gục.

Ngoài túy quyền, một loại võ thuật kỳ lạ khác hay được thể hiện trên phim là “hầu quyền” hay võ khỉ. Có người kể rằng phong cách chiến đấu này được một người tù bị kết án 10 năm vì tội giết người sáng tạo ra, khi anh ta dành hầu hết thời gian ngồi tù nghiên cứu hành vi của khỉ. Có nghĩa là ít nhất ta cũng có thể khẳng định có võ khỉ, còn khả năng thực chiến của môn này đến đấu thì còn chưa rõ.