Robot bốn chân nhận nhiệm vụ giám sát những khu vực mà con người khó tiếp cận một cách an toàn.

Quang cảnh bên trong một kho lương ở Pompeii.
Quang cảnh bên trong một kho lương ở Pompeii. Bọn trộm thường đào đường hầm sâu dẫn vào khu di tích và đánh cắp hiện vật để bán cho những tay săn cổ vật trên khắp thế giới. Ảnh:Francesco Lastrucci

Pompeii là một thành phố La Mã cổ đại đã bị chôn vùi hoàn toàn vào năm 79, khi núi lửa Vesuvius phun trào. Ngày nay, Pompeii là một trong những điểm thu hút khách du lịch đông đảo nhất của Ý.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ học, sử học và cư dân đã phàn nàn về tình trạng quản lý và bảo tồn yếu kém tại khu di tích. Năm 2008, chính phủ Ý đã ban bố "tình trạng khẩn cấp" tại Pompeii. Vài năm sau, một loạt công trình kiến ​​trúc, bao gồm cả một ngôi nhà cổ từng được các võ sĩ giác đấu sử dụng tại Pompeii bị sập. Năm 2013, UNESCO cảnh báo sẽ thêm “Pompeii vào danh sách các di sản thế giới đang bị đe dọa, trừ khi chính quyền nước Ý cải thiện việc bảo tồn nó".

Phải đến năm ngoái, khi ông Gabriel Zuchtriegel được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc công viên khảo cổ Pompeii, khu di tích này mới bắt đầu cân nhắc việc sử dụng các công nghệ mới như drone, cảm biến, vệ tinh, robot... để nâng cao khả năng quản lý, bảo tồn di sản.

Trong đó, chú chó robot Spot do công ty Boston Dynamics, Mỹ, sản xuất, có thể tự động điều hướng ở các địa hình khó khăn và giám sát ngay cả những không gian vô cùng nhỏ hẹp, trong khi “thu thập và ghi lại dữ liệu hữu ích cho việc nghiên cứu và lập kế hoạch can thiệp", ban quản lý công viên cho biết. Điều này sẽ giúp “cải thiện cả chất lượng công việc giám sát tại các khu vực hiện có, đồng thời cung cấp cho chúng tôi thông tin về tiến độ của các công trình trong những khu vực đang được khôi phục, từ đó nâng cao tính an toàn của khu vực cũng như của các nhà nghiên cứu".

s
Spot có thể đạt tốc độ lên đến 3 dặm/giờ, có tầm nhìn 360 độ giúp nó tránh chướng ngại vật. Ảnh: Công viên khảo cổ Pompeii

Spot cũng sẽ được sử dụng thử nghiệm trong các đường hầm dưới lòng đất do những tên trộm cổ vật bỏ nhiều năm ra để đào. Các vụ trộm cổ vật đã giảm hẳn kể từ năm 2012, khi cảnh sát Ý tăng cường truy quét tội phạm văn hóa, tuy vậy ban quản lý Pompeii vẫn phát hiện các đường hầm ở khu vực xung quanh di tích.

“Thường thì các đường hầm do những kẻ trộm mộ đào khá nguy hiểm, và do đó việc sử dụng robot sẽ là bước đột phá cho phép chúng tôi hành động nhanh chóng hơn với mức độ an toàn tuyệt đối", Zuchtriegel cho biết.

Spot có thể đạt tốc độ lên đến 3 dặm/giờ, có tầm nhìn 360 độ giúp nó tránh chướng ngại vật. Theo ông Zuchtriegel, Spot là công nghệ đầu tiên có đầy đủ các chức năng giám sát như trên dành riêng cho các địa điểm khảo cổ.

Bên cạnh đó, ban quản lý còn thử nghiệm thêm một máy quét laser bay trên không có chức năng quét 3D tự động toàn khu vực rộng 66 ha. Dữ liệu thu thập được không chỉ giúp các nhà khoa học nghiên cứu các khu vực có nguy cơ sụp đổ nếu con người tiếp cận chúng, mà còn mở ra cho các nhà khảo cổ học trên toàn thế giới cơ hội nghiên cứu từ xa di tích đặc biệt này.

Nguồn: