Một nhà vũ trụ học theo đuổi bản chất của vật chất tối trong khi đương đầu với tình trạng phân biệt chủng tộc trong khoa học và xã hội.

Đây là một năm vô cùng bận rộn với nhà vũ trụ học Chanda Prescod-Weinstein. Chị giành được hai tài trợ mới, tuyển nhà nghiên cứu postdoc cho nhóm nghiên cứu của mình và bắt đầu đồng chỉ đạo một nhóm lớn về việc lập kế hoạch cho hai thập kỷ tiếp theo cho nghiên cứu về vật chất tối dựa trên các quan sát vật lý thiên văn. Chị cũng mới hoàn toàn cuốn sách đầu tiên của mình, bắt đầu với một cuốn khác, hàng tháng tham gia viết một mục cho tạp chí New Scientist, xuất bản hai chương trong các cuốn sách trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục và hướng dẫn hai nghiên cứu sinh thông qua những xuất bản khoa học đầu tiên trong chương trình của họ. Chị làm những điều này khi bước vào năm thứ hai sau khi đảm trách vị trí giáo sư suốt đời tại trường đại học New Hampshire ở Durham.

Nhưng đó không phải là tất cả. Vào đầu tháng 6, chị và các nhà khoa học khác đã tổ chức The Strike for Black Lives, một cuộc vận động online nổi tiếng yêu cầu các tổ chức đối đầu với nạn phân biệt chủng tộc trong khoa học và phân biệt đối xử với người da đen trong xã hội. Ý tưởng này lan tỏa từ một cuộc trò chuyện online giữa chị và Brian Nord, một nhà vật lý tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc quốc gia Fermi tại Batavia, Illinois. Trong cùng thời điểm, Brittany Kamai - một nhà vật lý tại trường đại học California, Santa Cruz, đã gửi thư cho Prescod-Weinstein để hỏi chị về kế hoạch của chị trong việc kêu gọi một đợt tạm dừng hoạt động để thúc đẩy sự thay đổi. Các nỗ lực thúc đẩy lớn dần lên và hai nhóm đã hợp tác để đưa cuộc vận động ra thế giới bên ngoài.

“Tôi thực sự mệt mỏi về việc nhìn thấy sự tồn tại của nó trong cộng đồng vật lý,” Prescod-Weinstein nói.

Không thể ngờ được sự lan tỏa của phản hồi, Raychelle Burks, một nhà hóa phân tích tại trường đại học Mỹ ở Washington DC, người thường xuyên sử dụng tài khoản Twitter để đấu tranh cho khoa học, nhận xét. “Tôi cũng từng chưa bao giờ nghĩ rằng mình có cơ hội nhìn thấy điều này trong đời mình”, chị viết trong một e-mail gửi Nature. Đó là khoảnh khắc thay đổi quan niệm của nhiều nhà khoa học da trắng, Nord nói. “Tôi đã thấy nhiều đồng nghiệp thay đổi quan điểm khi họ thấy phản hồi của họ góp phần đem lại sự công bằng về chủng tộc trong hoạt động STEM.”

Cuộc vận động đã thu hút được nhiều chú ý bởi các nhà khoa học đã thành danh ký tên tham gia và Prescod-Weinstein không ngoại lệ. Ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp, chị đã tỏ rõ niềm đam mê với khoa học và toán học. Được truyền cảm hứng từ A Brief History of Time (Lược sử thời gian), bộ phim tài liệu năm 1991 về nhà khoa học Stephen Hawking do Errol Morris đạo diễn, Prescod-Weinstein quyết định chọ nghề vật lý.

Chị nghiên cứu vật lý tại trường đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, và thiên văn học tại trường đại học California, Santa Cruz, sau đó giành được học bổng tiến sĩ tại trường đại học Waterloo và Viện nghiên cứu Vật lý lý thuyết Perimeter tại Canada và học bổng ở Viện Công nghệ Massachusetts tại Cambridge... Chị hiện là thành viên của Khoa Vật lý vfa Thiên văn học tại trường đại học New Hampshire và trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên nắm giữ vị trí giáo sư suốt đời trong vũ trụ học lý thuyết hay lý thuyết hạt tại Mỹ. Chị cũng được bổ nhiệm tại Khoa nghiên cứu về giới và phụ nữ cũng tại trường này.

Khi theo đuổi niềm đam mê vật lý trong vũ trụ sớm, cuối cùng nghiên cứu về vật chất tối và các hạt phỏng thuyết như các axion, chị thấy mình luôn luôn là nhà vật lý da đen duy nhất trong mọi hội thảo. Vì vậy chị thường xuyên đấu tranh đòi sự công bằng trong lĩnh vực này. Được các kinh nghiệm của chính mình và cảm giác về bổn phận đối với thế hệ tiếp theo của vật lý định hướng, chị đã tiếp tục kêu gọi việc chống lại sự phân biệt chủng tộc và giới tính trong khoa học. “Nếu cứ im lặng mãi thì chúng ta không thể sống được,” chị nói.

Cuộc kêu gọi vào tháng sáu để phản kháng và tạm dừng hoạt động đến sau những cái chết của Breonna Taylor, George Floyd, Ahmaud Arbery và những người khác, phần nhiều liên quan đến cảnh sát. Cái chết của họ “chị là một vài ví dụ về bạo lực và phân biệt chủng tộc mà người da đen phải đối mặt mỗi ngày” - và trong hàng thế kỷ - tại Mỹ, Canada và khắp thế giới”, theo lời kêu gọi hành động của Các hạt vì công bằng (Particles for Justice), một nhóm các nhà vật lý từng lên tiếng về nạn phân biệt giới tính trong khoa học. Prescod-Weinstein chỉ ra là dù chị hay bất cứ ai thúc đẩy Particles for Justice thì đó vẫn thực sự là một nỗ lực chung, một ‘gia đình’.

“Là các nhà vật lý, chúng tôi tin tưởng là một cú ‘tấn công’ của giới hàn lâm là điều cần thiết: để dừng lại tình trạng bất bình đẳng, để trao cho nhà nghiên cứu da đen một sự thay đổi và trao cho những người khác cơ hội ngẫm nghĩ về sự đồng lõa của họ về tình trạng phân biệt chủng tộc trong học thuật, địa phương và cộng đồng trên toàn cầ’u”, Particles for Justice tuyên bố.

Nhóm này cũng thách thức các cơ quan nghiên cứu khoa học cam kết hành động để các tổ chức của họ có thêm các hoạt động chống phân biệt chủng tộc, sử dụng các thẻ gắn trên mạng xã hội #ShutDownSTEM, #ShutDownAcademia và #StrikeForBlackLives.

Vào ngày diễn ra sự kiện này, 10/6/2020, các nhóm học thuật lớn với hàng trăm nghìn thành viên đã cam kết tham gia vào việc phản đối. Tham gia cùng họ có Liên hiệp Địa vật lý Mỹ (American Geophysical Union), Hội Vật lý Mỹ (American Physical Society) và Hội Hóa học Mỹ (American Chemical Society). Các nhà xuất bản cũng vào cuộc, bao gồm Hiệp hội Khoa học tiên tiến Mỹ (American Association for the Advancement of Science) – nơi xuất bản tạp chí Science. (Nature cũng loan báo có thể dùng ngày này để phản ánh và soạn thảo các phương pháp để loại trừ sự phân biệt chủng tộc).

Công việc của Prescod-Weinstein mở rộng ra từ vật lý thiên văn và vật lý hạt, ví dụ chị quan tâm đến cách các hạt axion có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của các thiên hà và những cấu trúc khác. Chị cũng đang bắt đầu sử dụng các quan sát vật lý thiên văn để khám phá các đặc tính của axion có thể là gì và liệu các hạt này có thể là vật chất tối của vũ trụ không, vốn là thứ mà hàng thập kỷ qua các nhà nghiên cứu đang còn tìm hiểu. “Sự quan tâm của tôi với chúng còn vượt quá cả câu hỏi về vật chất tối chỉ là liệu chúng có tồn tại, và nếu chúng có tồn tại thì chúng hành xử như thế nào?” chị nói.

Chị đã nhận được những tưởng thưởng về những gì mình đã làm được và cả cho những gì chị dự định trong năm tới: Hội Vật lý Mỹ đã vinh danh Prescod-Weinstein cho công trình của chị về vũ trụ học và vật lý hạt và cho những nỗ lực của chị làm tăng thêm hiểu biết trong vật lý. Và tháng ba tới, chị sẽ xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình “The Disordered Cosmos”, một cuốn sách về vật lý và thiên văn học, và những vấn đề tiếp cận và nhận diện trong không gian khoa học.

Công việc bao phủ nhiều khía cạnh khác biệt trong sự nghiệp và cuộc sống của chị thật khó để hoàn thành. Dẫu cho vào ngày 10/62020 có thể đem lại nhiều thông điệp về cách thức có thể làm để cải thiện các điều kiện cho nhà khoa học da đen thì chỉ có một thông điệp về những vấn đề họ cần hành động. “Cuộc cách mạng không diễn ra trong một ngày nhưng tôi hi vọng có thể chúng tôi gieo xuống nhiều hạt giống cho mọi người để họ có thể ngẫm nghĩ về điều cần thiết phải làm để cứu những cuộc đời của người da đen”, Prescod‑Weinstein nói.