Các nhà khí tượng học dùng radar theo dõi siêu bão Matthew vừa càn quét vùng bờ biển phía đông nước Mỹ và phát hiện những con chim bay trong mắt bão.

dan-chim-nau-minh-trong-mat-bao-quai-vat

Loài chim chọn cách ở trong mắt bão đến khi bão tan. Ảnh minh họa: Wordpress.

Khi siêu bão Matthew di chuyển về hướng bắc dọc theo Bờ Đông nước Mỹ hôm 7/10, các nhà thiên văn phát hiện nhiều chấm màu đỏ tươi ở trung tâm cơn bão trên hình ảnh radar, và xác định đó là những con chim bị mắc kẹt. Khi rơi vào giữa cơn bão dữ dội, giải pháp của loài chim là bay trong mắt bão, vốn là khoảng tĩnh lặng nhất trong không gian hỗn độn xung quanh.

"Các chấm đỏ là những con mòng biển và chim bay trong mắt bão cố gắng thoát khỏi khu vực mạnh nhất của cơn bão ở phía bắc và đông bắc vùng trung tâm", nhà khí tượng học Glenn Burns, cho biết.

Theo Weather Channel,những con chim cũng đã bay giữa mắt bãoHerminetấn công bang Floridahồi tháng 9 và bão Arthur đổ bộ vào bang North Carolinanăm 2014. Kenn Kaufman, biên tập viên của tổ chức môi trường phi lợi nhuận National Audubon Society, nhận định trong một bài viết vào năm 2011 rằng loài chim bị cuốn theo gió bão và khi tiến vào vùng mắt bão yên bình, chúng chọn cách ở lại cho đến khi bão tan thay vì cố bay ra ngoài.

Tuy nhiên, các loài chim thường di cư vào mùa thu trước khi bão xuất hiện để tránh đương đầu với gió bão trên đường, dù thời gian bay của chúng có thể trùng với thời tiết xấu. "Thông thường, một con chim có xu hướng cất cánh khi điều kiện gió thuận lợi, ngay sau khi hệ thống áp thấp đi qua. Nếu khởi hành trong điều kiện tốt, nhiều khả năng chúng sẽ không gặp phải bão", Kaufman cho biết.

"Nếu bị chắn lại bởi tường mắt bão trong cơn gió vận tốc trên 240 km/h, một con chim có thể bị quật đến chết, nhưng điều này hiếm khi xảy ra bởi loài chim khá thông minh trong cách xử lý bão. Chúng đã bay trong những cơn bão suốt nhiều thế kỷ và ngay khi có thể, chúng sẽ bay trở lại bờ", Charles Kennedy, chủ tịch hội theo dõi loài chim ở nam Alabama, nói.