Một nhóm nghiên cứu Nga – Đức đã xác định được tuổi của tác phẩm gỗ Shigir là 12.000 năm tuổi. Phát hiện này được cho là có thể viết lại lịch sử loài người.
Hai giáo sư khảo cổ học gặp nhau trong một hội thảo, một từ Nga và một từ Đức. Sau đo người Nga mời người Đức tới Moscow – và đó là điểm khởi đầu cho một phát hiện khảo cổ mang tính cách mạng.
“Rất nhiều lời mời thường được đưa ra tại các hội thảo nhưng thường thì người ta hiếm khi chú ý đến nó”, Thomas Terberger nói – cho biết thêm là dẫu sao thì ông chú ý thực sự đến cơ hội này. Nhà nghiên cứu về thời tiền sử này đã bay đến Moscow để cùng với đồng nghiệp người Nga của mình là nhà khảo cổ Mikhail Zhilin lên đường tới Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Sverdlovsk tại Yekaterinburg, nằm tại vùng giáp Siberie ở dãy núi Ural.
Tại bảo tàng, lần đầu tiên Terberger thấy tượng Shigir – một totem dạng cột có khắc một gương mặt cao ba mét rưỡi. Trong nhiều thiên niên kỉ, bức tượng này nằm ẩn trong một đầm lầy chứa dầy than bùn trước khi được phát hiện ra vào cuối thế kỷ 19. Bức tượng này giờ được bảo quản trong bảo tàng trong hơn 100 năm; và trong cả quãng thời gian dài đó, không ai biết được chính xác tuổi của nó.
Những khám phá khảo cổ lạ thường
Bức tượng gỗ này ban đầu được đo là cao năm mét, Zhilin nói với đồng nghiệp Đức của mình như vậy. Terberger gần như là một chuyên gia trong lĩnh vực này: nghiên cứu của ông chủ yếu tập trung vào Schöningen Spears – một bộ gồm tám giáo gỗ được xác định là từ thời đại Đồ đá cũ ở bang Hạ Saxony của Đức. Những cái giáo gỗ này có tuổi vào khoảng 3.500 năm, hết sức lạ lùng vì thường thì gỗ khó bảo quản.
“Chỉ lấy đặt một tấm gỗ vân sam khỏi nhà kho”, Terberger nói với DW. “Hai mươi năm sau thì nó đã mục nát. Chỉ có thể bảo quản gỗ trong những điều kiện rất đặc biệt; trong tự nhiên nó được bảo quản bằng một số sự trùng hợp may mắn nào đó”.
Đó chính xác là những gì xảy ra với trường hợp của bức tượng Shigir. Những người công nhan đã tìm thấy tác phẩm nghệ thuật này được bảo quản cực tốt vào những năm 1890 tại một mỏ vàng của Nga – địa điểm ở một đầm lầy than bùn.
Và bây giờ, nó đưa ra phát hiện của thế kỷ: nó được cho là bức tượng gỗ cổ nhất của loài người. Vào năm 1997, nó được định tuổi là 9.500 năm. Nhưng kể từ đó đến nay thì các công nghệ hỗ trợ ngành khảo cổ đã trải qua những quá trình phát triển rất nhanh.
Đó là lý do tại sao mà Terberger, Zhilin và các cộng sự của họ đã tò mò hỏi là liệu họ có thể xác nhận tuổi cả bức tượng bằng các phương pháp cực kỳ hiện đại không.
Bức tượng gỗ cổ xưa nhất trong lịch sử loài người
Họ đã xác nhận được là bức tượng đó thậm chí còn cổ hơn họ đã nghĩ – ít nhất là tuổi của nó vào khoảng 12.000 năm, tương đương với cuối kỷ Băng hà. Điều này khiến thay đổi một cách cơ bản về biểu biết của chúng ta về lịch sử sớm của loài người, Terberger nói.
“Trong thuật chép sử và khảo cổ học về thời kỳ bình minh loài người có một câu chuyện như thế này: khi nghĩ đến nghệ thuật Kỷ Băng hà là nghĩ đến những bức vẽ hang động đầy màu sắc và rất chi tiết vẫn còn mang giá trị thẩm mĩ đến 30.000 năm sau, một trong số đó là những bức vẽ ở Lascaux”, nhà khảo cổ học nói.
Sau đỉnh cao nghệ thuật và văn hóa này ở Kỷ Băng hà, có quan điểm chung là có sự suy giảm trong tiến hóa của loài người. “Tại cuối Kỷ Băng hà, các khu rừng vô cùng rậm rạp và cần săn bắt loài vật một cách đơn lẻ thay vì theo đàn. Con người lại quá bận rộn cho văn hóa và nghệ thuật; tình thế thật khủng khiếp”, Terberger giải thích về tổng thể cái nhin về lịch sử loài người.
Tái định hình lịch sử
Bức tượng Shigir cho thấy là câu chuyện này cần được thảo luận thêm. Không có suy giảm mà đơn giản chỉ là thay đổi, Terberger lập luận: “Những hình thức mới của truyền đạt thông tin đã xauats hiện, các cách thức mới trong biểu đạt ý tưởng và tương tác xã hội, đó là thông qua gỗ như một dạng vật chất”.
Việc tái định tuổi của bức tượng này đã trao cho lịch sử loài người một góc nhìn mới, ông nói. “Anh phải vẽ ra một bức tranh hoàn toàn khác biệt vào thời điểm đó – con người vẫn còn chưa thêm vào một sự tồn tại của nỗi buồn, cô quạnh trong những căn lều của họ”, Terberger giải thích. “Có lẽ là có những bức tượng lớn giống như bức tượng này ở khắp các khu rừng có lẽ là một tác phẩm ấn tượng, đồ sộ như bức này có mặt tại mọi chốn, mọi nơi họ cắm lều”.
Những sự phát triển về công nghệ trên thực té đã trao cho khảo cổ học một cú tác động quan trọng, Tom Higham, một giáo sư khảo cổ tại trường đại học Oxford, nói và cho biết thêm là những phát hiện hết sức giá trị với cuộc tranh cãi hiện nay: “Cụ thể khi xảy ra những vấn đề phân biệt chủng tộc và cực đoan cánh hữu, chúng ta thấy một số người trên thế giới muốn thấy thế giới theo cách con người về cơ bản là khác biệt và có thể phân biệt người này với người kia. Nhưng nghiên cứu khảo cổ học, đặc biệt trong lĩnh vực DNA, một cách rõ ràng chứng tỏ là chúng ta có mối liên hệ vô cùng gần gũi, và luôn luôn có một sự pha trộn trong ‘bể’ gene của loài người”.
Điều này có thể ứng dụng với thời tiền sử và sơ sử. Trong cuốn sách của ông The World before Us (Thế giới trước chúng ta), Higham kiểm tra những kết nối giữa những chi người khác nhau, ví dụ một số từ những người Homo sapiens cùng tồn tại vào khoảng 40.000 năm trước. Higham nói rằng có nhiều điều quan trogj hơn để tìm hiểu về những nền tảng của bản chất con người hơn là tập trung vào ‘những ảo tưởng thuần chủng’.
Hình ảnh của lịch sử bình minh loài người đang thay đổi bởi việc tái xác định tuổi của bức tượng Shigir. Giờ thì nó chứng tỏ là lịch sử loài người không chỉ được đặc trưng theo những thời kỳ thịnh vượng và suy giảm, và nghệ thuật và văn hóa không chỉ xuất hiện cùng với những khoảng khắc nổi bật của tiến hóa loài người.
Thay vào đó, lịch sử của loài người được ghi dấu bằng nguyên lý của sự thay đổi bền vững; những thứ trừu tượng như nghệ thuật đã tồn tại ở mọi thời điểm thông qua sự tiến hóa của loài người – ngay cả khi nghệ thuật được làm từ gỗ.