Nghiên cứu cho thấy các điểm nóng đa dạng sinh học, chẳng hạn như Rừng mưa nhiệt đới Daintree ở Úc và Rừng mây của Ecuador, là nhà của rất nhiều loài sinh vật vì chúng đã ổn định về mặt sinh thái trong thời gian dài.


Watsonia, một loài thực vật có hoa trong họ Diên vĩ.

Các nhà sinh thái học từ lâu đã muốn hiểu rõ tại sao một số khu vực trên hành tinh trở nên rất phong phú về số lượng loài. Nghiên cứu mới công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) tìm ra câu trả lời bằng cách tập trung vào Vùng Cape Floristic ở Nam Phi, một trung tâm đa dạng sinh học phi nhiệt đới với số loài thực vật bản địa gấp 10 lần so với Vương quốc Anh, tất cả chỉ trong một khu vực nhỏ hơn Bỉ một chút.

Theo kết quả của nghiên cứu, các điểm nóng đa dạng sinh học không trải qua những thay đổi lớn về khí hậu trong một thời gian dài. Sự ổn định về khí hậu cho phép hệ sinh thái trong một khu vực tồn tại lâu dài và tích tụ sự đa dạng sinh học.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy môi trường ổn định của vùng tây nam Nam Phi, kết hợp với địa hình gồ ghề, có thể giải thích cho phổ đa dạng sinh học trong khu vực," TS Richard Cowling từ Đại học Nelson Mandela, một tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Hoa protea

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh mối đe dọa do biến đổi khí hậu đối với một số điểm nóng đa dạng sinh học phi thường nhất trên trái đất.

"Kết quả cho thấy biến đổi khí hậu sẽ không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của tất cả các vùng. Tác động của biến đổi khí hậu có rõ rệt hơn ở những khu vực vốn đã ổn định trong thời gian rất dài. Vì thế, các khu vực ở gần ranh giới các vùng sinh thái chính, như từ rừng sang đồng cỏ hoặc từ cây bụi sang bán sa mạc, biến đổi khí hậu có thể gây tổn hại lớn và kéo dài đối với đa dạng sinh học," Beale nói thêm.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học York, Đại học Cape Town, Đại học Nelson Mandela, Viện Đa dạng sinh học quốc gia Nam Phi (SANBI), Đại học Durham và Kew Gardens.

Nguồn: