Với loại ổ cắm này, chủ nhà có thể chủ động tắt, mở theo khung giờ đã định hoặc điều khiển từ xa, kiểm soát hệ thống điện, chiếu sáng hay tưới tiêu theo ý muốn.


o-cam-ket-noi-khong-day-hen-gio-tat-bat-theo-y-muon

Ổ cắm hẹn giờ truyền thống (bên trái) và ổ cắm hẹn giờ thông minh có kết nối Wi-Fi.

Ổ cắm điện hẹn giờ là một thiết bị được biết đến và sử dụng rộng rãi trên thế giới nhờ tính năng cho phép bật/tắt nguồn điện theo lịch trình đã định. Tiện ích này giúp người dùng chủ động điều khiển các hệ thống điện chính xác và hoàn toàn tự động. Phần lớn chúng được áp dụng cho hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió, sưởi hay hệ thống tưới tiêu tự động trong nhà, sân vườn.

Các sản phẩm ổ cắm hẹn giờ truyền thống có cơ chế hoạt động đơn giản với bộ hẹn giờ chạy bằng pin riêng biệt. Người dùng sẽ cài đặt giờ tắt, mở như ý muốn theo từng khung giờ trong ngày và từng ngày trong tuần riêng biệt. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là khả năng hoạt động ổn định, chính xác theo lịch trình nhưng lại không thể thay đổi từ xa khi có các trường hợp bất thường.

Trước đây, để thay đổi cài đặt hoặc chủ động tắt mở từ xa, người dùng thường phải sử dụng các loại ổ cắm có tích hợp sim điện thoại và điều khiển bằng cách gửi tin nhắn. Cách thức này khá tốn kém do cả chi phí mua thiết bị lẫn duy trì đều cao.

Trên thị trường hiện nay có thêm một dòng sản phẩm khác là ổ cắm có trang bị kết nối không dây Wi-Fi, như Mi Smart Socket của Xiaomi giá khoảng 300 nghìn đồng, tích hợp cả tính năng hẹn giờ, tắt mở từ xa. Người dùng có thể cài đặt ứng dụng trên điện thoại và điều khiển từ bất kỳ đâu. Tuy nhiên,Mi Smart Socket cần phải kết nối đến mạng Wi-Fi có Internet.

Mi Smart Socket sử dụng một đầu cắm vào 3 chấu, một ổ cắm ra cho điện áp tương tự và một cổng USB nguồn 5V, dòng 1A có thể dùng để sạc cho các thiết bị di động. Cả hai đầu điện ra đều có thể điều khiển tắt mở, cài đặt hẹn giờ, đếm ngược thời gian tắt, riêng biệt thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính bảng.

Ổ cắmMi Smart Socket điều khiển qua ứng dụng trên điện thoại.

Ổ cắmMi Smart Socket điều khiển qua ứng dụng trên điện thoại.

Nhược điểm của Mi Smart Socket là bản firmware phần mềm điều khiển hiện nay chỉ có thể hẹn giờ đến đơn vị phút. Ngoài ra, thiết bị nhận lệnh tắt mở từ kết nối mạng thay vì lưu trong bộ nhớ thiết bị nên khi mất mạng thì thiết bị không thể hoạt động như lịch trình. Nhà sản xuất có thể sớm cập nhật và sửa lỗi các tính năng này trong bản firmware tiếp theo.

Ngoài ra, Mi Smart Socket cũng như hầu hết các ổ cắm hẹn giờ truyền thống hiện nay có tải trọng vào khoảng 2.000 đến 2.200 W nên có thể không sử dụng được với một số loại thiết bị như bình nóng lạnh, bếp từ loại lớn...