Tất cả đều liên quan đến sự không đổi của màu sắc. Khả năng ong (và con người) nhìn thấy một bông hoa màu đỏ bất chấp màu sắc hay chất lượng ánh sáng có như thế nào đi chăng nữa là một kỹ thuật mà các máy ảnh số ngày nay đang phải vật lộn chạy theo.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ong sử dụng hai thụ thể màu trong ocelli (ba mắt đơn phía trên đỉnh đầu) của chúng để đánh giá màu sắc ánh sáng xung quanh, kết hợp với hai mắt kép chính nhằm phát hiện ra màu hoa trực tiếp hơn.
Người dẫn đầu nghiên cứu được công bố trong PNAS, tiến sĩ Jair Garcia của Đại học RMIT ở Australia, cho biết: “Cảm nhận về màu sắc ánh sáng của ocelli cho phép não giảm sáng tự nhiên, điều này sẽ hạn chế nhầm lẫn trong nhận biết màu sắc. Nhưng mặt khác thông tin từ ocelli phải được tích hợp với màu sắc mà đôi mắt kép nhìn thấy nữa".
Nghiên cứu mới đã phát hiện ra cách xử lý hình ảnh của ong khác so với phỏng đoán trước đây - Ảnh: Unsplash
Trong quá khứ, người ta nghĩ rằng ong có thể sử dụng một số loại thích ứng màu sắc, giống như con người, để điều chỉnh màu sắc không đổi. Nó tương tự như điều chỉnh cân bằng trắng ở máy ảnh để chỉnh ánh sáng xung quanh vậy.
Nghiên cứu mới cho thấy ong hoạt động khác biệt: khi theo dõi hoạt động thần kinh từ ocelli, các nhà khoa học phát hiện ra rằng thông tin đã được chuyển tới các vùng xử lý màu sắc chính của não ong.
Ba mắt nhỏ hướng lên trên đo ánh sáng từ bầu trời và có thể điều chỉnh phù hợp, xác định đúng màu hoa - một kỹ năng rất quan trọng khi ong cần tìm hoa săn phấn. Cho đến bây giờ mục đích của ocelli còn một chút bí ẩn, và một số ý kiến cho rằng nó giúp giữ ong ổn định khi bay.
Nhóm nghiên cứu sau đó đã đặt ra một số nguyên lý toán học đằng sau sự kết hợp dữ liệu từ mắt ocelli và mắt kép nói trên. Những nguyên tắc đưa ra cuối cùng lại có thể được sử dụng để lập trình vào một chiếc điện thoại thông minh hoặc robot khám phá.
Áp dụng cách ong nhìn thế giới vào máy ảnh robot… sẽ khiến cho ảnh thực tế hơn bất chấp điều kiện ánh sáng - Ảnh: iPhone
Adrian Dyer từ RMIT, một trong số người thuộc nhóm nghiên cứu, nói: “Đối với một hệ thống số như máy ảnh hay robot, màu sắc của đồ vật thường thay đổi. Điều này có nghĩa là khó xác định được màu sắc thật của trái cây chín hoặc cát giàu khoáng chất, hạn chế các giải pháp hình ảnh màu ngoài trời của máy bay không người lái”.
Nếu áp dụng cách ong nhìn thế giới vào máy ảnh sẽ khiến cho hình trên Facebook của bạn trông thực tế hơn dù trong các tình huống ánh sáng bất thường. Mô hình này cũng giúp robot dù nhìn trong điều kiện sáng chói hay trong bóng mát sẽ không bị nhầm lẫn. Thêm đó, máy ảnh nói chung sẽ không đòi hỏi nhiều sức mạnh xử lý nữa.
Tóm lại, như nhà nghiên cứu John Endler thuộc Đại học Deakin, Australia, nói: "Khám phá này cung cấp một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề cổ điển và biến sự không đổi màu sắc (cho máy ảnh) không còn tốn chi phí nhiều như trước”.