Hiện nay, kiến trúc quốc tế thịnh hành, nhiều khi vì tính thời trang mà bỏ qua yếu tố khí hậu. Việc đặt một tòa nhà ôn đới vào nơi nóng ẩm sẽ khiến các biện pháp thiết kế chủ động trở thành không thể thiếu. Sự lệ thuộc đó gây tốn kém và có hại môi trường.

KTS Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc BTIC.
KTS Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc BTIC.

Để công trình thích nghi với môi trường từng địa phương, trong kiến trúc có 2 nhóm giải pháp. Một là thiết kế bị động: Dùng các biện pháp quy hoạch, thiết kế để công trình có được hướng tốt, có hệ thống tường bao, mái che, cửa lấy sáng, thông gió tự nhiên... mà nếu thực hiện tối ưu có thể giúp tiết kiệm 30% năng lượng tiêu thụ. Hai là thiết kế chủ động: Dùng máy móc, công nghệ để môi trường trong nhà có điều kiện lý tưởng.

Việt Nam tồn tại nhiều dạng khí hậu, biên độ nhiệt lớn nên kiến trúc truyền thống ở các địa phương đều có đặc trưng về hướng nhà, công năng, vật liệu… Đây chính là các biện pháp thiết kế bị động của dân gian.

Hiện nay, kiến trúc quốc tế thịnh hành, nhiều khi vì tính thời trang mà bỏ qua yếu tố khí hậu. Việc đặt một tòa nhà ôn đới vào nơi nóng ẩm sẽ khiến các biện pháp thiết kế chủ động trở thành không thể thiếu. Sự lệ thuộc đó gây tốn kém và có hại môi trường.

Để không gặp phiền toái do kiến trúc không phù hợp với khí hậu, khi thiết kế cần lường trước những thời điểm khí hậu có tính cực đoan. Nếu tính toán hệ thống điều hòa không khí chỉ dựa vào chỉ số khí hậu bình quân của năm thì tình trạng nóng, thiếu khí ở một số thời điểm khí hậu biến đổi cực đoan sẽ thành phổ biến. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sử dụng tối đa các hình thức thiết kế bị động trên cơ sở hiểu rõ các điều kiện khí hậu.