Năm 2019, startup cống hiến cho nhân loại nhiều giá trị lớn, như trí tuệ nhân tạo, nhận biết bằng giọng nói, big data và điện toán biên (edge computing).
Những lĩnh vực này đã trở thành xu hướng và nhiều công ty sẽ bắt tay nhau với hình thức hợp tác công nghệ, kết hợp các công nghệ trên để cung cấp giải pháp thật sự cho các vấn đề kinh doanh và cuộc sống.KHPT tổng hợp danh sách các xu hướng startup sẽ nổi lên trong năm 2020 từ nhiều chuyên gia và diễn đàn thế giới.
1. Chăm sóc sức khoẻ từ xa.
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ lâu đã không được chú ý quá nhiều, đặc biệt là những dịch vụ chăm sóc người già và người tàn tật, giúp mọi người theo dõi sức khỏe của họ một cách thường xuyên.
Việc chăm sóc bệnh nhân sau khi xuất việc không hề đơn giản. Cộng thêm nhu cầu cho dịch vụ này đến từ việc 75% chi phí chăm sóc sức khỏe được chi cho việc theo dõi các bệnh mãn tính và hằng ngày. Vì vậy, nhu cầu đối với các thiết bị theo dõi và báo cáo tình trạng sức khỏe theo thời gian thực và loại bỏ hoàn toàn nhu cầu kiểm tra liên tục vẫn luôn hiện hữu.
Chăm sóc sức khỏe từ xa chính là việc phát triển các giải pháp như vậy bằng cách ứng dụng các công nghệ có thể mở rộng. Pager, Doctor on Request và MD Live là những ví dụ tiêu biểu cho các startup thành công trong lĩnh vực này.
2. Phân phối bán lẻ và chuỗi cung ứng
Logistics chắc hẳn là quá trình vất vả nhất, những cũng quan trọng không kém khi thành lập một doanh nghiệp mới. Một trong những thách thức của ngành chính là đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, thay đổi thời gian giao hàng từ vài tuần xuống còn 2 giờ. Thậm chí, năm 2019, chúng ta còn thấy được tốc độ giao hàng kỷ lục trong vong 1 giờ, khi Grab và Shopee bắt tay nhau.
Với việc chiếm 10% tổng GDP toàn cầu, cũng đủ để thấy tầm quan trọng của ngành phân phối bán lẻ. Phân phối và vận chuyển hàng hóa mất nhiều thời gian để tổ chức và nếu không được xử lý chính xác, có thể khiến khách hàng quay lưng hoàn toàn với sản phẩm, hay thậm chí là cả một công ty.
Việc quản lý các kênh phân phối bán lẻ và chuỗi cung ứng bằng cách ứng dụng công nghệ sẽ tạo ra sự khác biệt giá trị mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Nhiều công ty khởi nghiệp đã sẵn sàng cho sức nóng của ngành này.
3. Phương pháp học tập và giáo dục
Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mà việc học, ở trường học và lúc đi làm, dường như không bao giờ dừng lại. Việc học ngày nay không còn giới hạn trong trường lớp. Ngày nay, mỗi người đều tìm cách nâng cao kỹ năng trong một số lĩnh vực hoặc nâng cao kỹ năng của mình. Tuy nhiên, việc tiếp cận với một nền giáo dục tốt đôi khi bị hạn chế vởi các yếu tố như quyền truy cập hoặc tài chính.
Điều này đã tạo đà phát triển có các nền tảng giáo dục cần thiết và phù hợp với người học. Ngày nay, phương pháp học tập và giáo dục đang là một ngành vô cùng bùng nổ. Các công ty cung cấp tài liệu cho người học và người dùng có thể học các môn học, kỹ năng mới ngay tại nhà. MasterClass, uDemy, Coursera là những cái tên nổi bật trong lĩnh vực này.
4. Hành vi tiêu thụ nội dung (Content Consumption Behavior)
Một công ty có thể có sản phẩm được thiết kế tốt nhất, nhưng cũng không có ích gì nếu khách hàng không nhận thức được sự tồn tại của nó hoặc cảm thấy nó đáp ứng được nhu cầu của họ. Lượt tiếp cận và hiện diện của thương hiệu giữa khách hàng của công ty là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến doanh số.
Các doanh nghiệp dành nhiều nguồn lực xây dựng chiến dịch tốt nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu của họ, nhưng họ không biết cách tốt nhất để sản phẩm của mình xuất hiện trước công chúng. Hành vi tiêu thụ nội dung là dịch vụ giúp tính toán ra nền tảng tốt nhất có thể sử dụng cho các doanh nghiệp để tiếp cận nhóm khách hàng của mình.
Vào năm 2020, khi các doanh nghiệp mới xuất hiện, cũng sẽ xuất hiện các công ty khởi nghiệp chuyên phân tích hành vi tiêu thụ nội dung và cung cấp cho các doanh nghiệp giải pháp cho các chiến dịch truyền thông. Những cái tên như DDMR, Connection là một vài startup có tiếng trong lĩnh vực này.
5. Dịch vụ không gian làm việc
Đã qua rồi thời thuê văn phòng, đầu tư vào không gian và xây dựng văn phòng đẹp. Với bối cảnh ngày càng thay đổi của các doanh nghiệp, nhu cầu phát triển của các startup và sự phát triển của các công nghệ tiên tiến, việc tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ,… chắc chắn sẽ trải qua thay đổi. Không gian làm việc chung và trung tâm truyền cảm hứng sẽ xuất hiện nhiều hơn vào năm 2020. Không chỉ về không gian vật lý, cơ sở hạ tầng mà còn môi trường để hợp tác và xây dựng các nguồn lực chia sẻ. Điều này đi cùng với nhiều khía cạnh như work life balance, sức khỏe và kết nối cộng đồng.