Nhiều nhà khoa học cho rằng những quy tắc chưa được cân nhắc trong đạo luật về trí tuệ nhân tạo mới do EU đề xuất nhằm định hình các quy phạm toàn cầu về công nghệ này là trái ngược với thực tế của nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
Ủng hộ một AI có đạo đức
Từ năm 2018, Hội đồng châu Âu đã khởi động việc thi hành chính sách về AI với việc xuất bản Chiến lược phát triển AI của châu Âu. Vào năm 2019, một nhóm chuyên gia trình độ cao thiết lập những nguyên tắc hướng dẫn đạo đức về độ tin cậy của AI. Điều này dẫn đến việc xuất bản một cuốn sách trắng về AI vào năm 2020 và tháng tư năm nay là việc phác thảo một đạo luật AI với mục tiêu định hình các quy phạm toàn cầu về công nghệ này.
Baden-Württemberg (Đức) đầu tư hai triệu euro cho dự án chế tạo chip AI “Vi điện tử cho AI – hoàn thiện dữ liệu cho ngành công nghiệp (DoRiE)” do Viện nghiên cứu Vi điện tử Stuttgart (IMS CHIPS), Trung tâm nghiên cứu Khoa học máy tính Karlsruhe (FZI) và Hội Nghiên cứu ứng dụng Hahn-Schickard thực hiện. Nguồn: themayor.eu
Một đợt xin ý kiến của công chúng về đạo luật này đã kết thúc vào ngày 8/8 và đạo luật mới sẽ còn tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng châu Âu và các ủy viên hội đồng. “Về khía cạnh này thì Hội đồng châu Âu cần phải có được sự ủng hộ của những bên liên quan, bao gồm cả các nhà nghiên cứu để ra quyết định”, Andrea Renda, thành viên của nhóm cố vấn cấp cao về AI của Hội đồng, nhận xét.
“Chúng ta đang chứng kiến một cú thúc đẩy cho niềm tin và sự minh bạch của AI tại Mỹ nhưng theo các thuật ngữ quản trị thì chúng ta vẫn chưa tiến xa hơn so với EU về vấn đề này”, theo ông Bart Selman, chủ tịch Hiệp hội Vì sự tiên tiến của trí tuệ nhân tạo (AAAI) và là giáo sư trường Đại học Cornell.
Các nhà nghiên cứu về AI xuất sắc đều thấy là "mối quan tâm của doanh nghiệp đang lấn át trong các phát triển AI tại Mĩ và tại Trung Quốc là sự quan tâm đầu tư của chính phủ", Holger Hoos, giáo sư học máy ở trường Đại học Leiden và là một sáng lập Liên hiệp các Phòng thí nghiệm nghiên cứu AI châu Âu (CLAIRE) cho biết.
Các nhà hoạch định chính sách châu Âu, dẫu chậm hơn, đã kết hợp “nhiều tiếng nói, nhiều tầm nhìn” hơn là một quá trình tập trung nhiều hơn vào một bên như ở Mỹ và Trung Quốc. EU đã thực hiện quyền riêng tư thông qua việc ban hành Quy định bảo vệ dữ liệu chung vào năm 2018.
Xuất bản mới đây trên Journal of Artificial Intelligence Research, một tạp chí hàng đầu về lĩnh vực AI, bài viết “Ethics and Governance of Artificial Intelligence: Evidence from a Survey of Machine Learning Researchers” (Tính đạo đức và sự thống trị của AI: Bằng chứng từ một điều tra các nhà nghiên cứu học máy) của một nhóm chuyên gia ở Anh và Mỹ đã phỏng vấn 500 chuyên gia học máy và AI làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Họ đều cho biết họ đặt niềm tin vào EU trong việc định hình sự phát triển “vì lợi ích cao nhất của công chúng” của công nghệ này hơn là vào Chính phủ Mỹ và Trung Quốc. Thậm chí EU còn được giới chuyên môn tin tưởng hơn cả Liên Hợp Quốc và vượt qua cả những tổ chức nghiên cứu phi chính phủ như AAAI.
Các nhà nghiên cứu rất công tâm khi đưa ra nhận xét này, dù họ từng làm nghiên cứu sinh ở đâu, châu Âu hay Bắc Mỹ và châu Á. Mặt khác, các tác giả bài báo cũng thu được đánh giá tương tự cũng từ các chuyên gia hoạt động trong ngành công nghiệp. “Tôi tin kết quả này phản ánh sự thật là EU đã tạo ra một ưu tiên rõ ràng cho việc phát triển AI dựa trên niềm tin và tương thích với đạo đức con người”, Selman nói.
Trong một điều tra khác do CLAIRE thực hiện, ba phần tư ý kiến phản hồi đồng ý với cách tiếp cận các quy định với AI mà EU đề xuất, dù ẩn chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên, họ cũng bị chia rẽ về việc liệu có đạt được sự minh bạch trong AI hay bảo vệ được công dân EU khỏi cảnh bị ảnh hưởng quyền riêng tư như giám sát đám đông, tín dụng xã hội hay điều khiển hành vi...
Niềm tin của các nhà nghiên cứu và các công ty
Việc giành được niềm tin của các nhà nghiên cứu AI có thể giúp EU tạo ra được ảnh hưởng với các gã khổng lồ công nghệ, vốn đang khao khát tuyển dụng nhân viên mới. Giáo sư Hoos cho biết: “Chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng thiếu nhân lực AI”. Quan điểm của một công ty về đạo đức và quy định AI sẽ ảnh hưởng đến những người mà công ty có thể thu hút. “Điều đó tạo ra áp lực, và tôi nghĩ là áp lực đó sẽ tăng lên” Hoos nói.
“Ví dụ, Microsoft và Apple đang thúc đẩy nhiều hơn việc phát triển AI nên chúng ta cần có nhiều quy định hơn và chúng ta nên có nhiều biện pháp bảo vệ quyền riêng tư hơn”, Markus Anderljung, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quản trị AI của Oxford và là người tham gia cuộc điều tra của CLAIRE. “Một phần của những nguyên nhân dẫn đến các quy định này là nó sẽ đóng vai trò quan trọng với cả công chúng lẫn các nhà nghiên cứu”.
Việc áp dụng các quy định này cũng có tác dụng tích cực với các công ty công nghệ. Anderljung nói. “Tôi có thể hình dung ra các công ty này sẽ hưởng lợi ích từ việc tuân theo các quy định này hoặc tuân theo các tiêu chuẩn toàn cầu”.
Cộng đồng nghiên cứu AI nhận thấy một số phần của đề xuất AI của châu Âu khó khả thi, đặc biệt đối với việc sử dụng dữ liệu. Các nhà nghiên cứu cho rằng sẽ cần một Hội đồng AI châu Âu bao gồm các đại diện từ các quốc gia thành viên giám sát việc thực thi này. “Nếu không có các chuyên gia hỗ trợ hội đồng quản trị, sẽ không có nhiều không gian cho cộng đồng nghiên cứu thực hiện công việc của mình”, Renda nói.
Do đó trong suốt mùa hè, đại diện các công ty công nghệ và các nhà nghiên cứu đã đề xuất đối với hành động được đề xuất. Trước mối quan tâm này, Dragoș Tudorache, chủ tịch Hội đồng AI của Nghị viện châu Âu, đồng ý là các rào cản hướng dẫn để ngành công nghiệp chấp thuận AI và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo để vượt qua các rào cản đó. “Từ góc nhìn này, tôi tin rằng công nghệ này sẽ tiếp tục phát triển và việc đầu tư cho AI sẽ ngày nhiều và dữ liệu - nhiên liệu của nền kinh tế kỹ thuật số mới, sẽ ngày càng trở nên nhiều hơn và được tiêu chuẩn hóa hơn so với hiện nay. Nhưng tôi tin rằng để thực sự phát huy tiềm năng của AI về lâu dài, chúng ta cũng cần quay lại những điểm cơ bản như giáo dục và kiến thức kỹ thuật số”, ông nói với Science | Business.
Một khi các khách hàng hiểu và tin công nghệ này, theo Tudorache, các công ty có thể tham gia thúc đẩy những lợi ích này của AI. “Những gì EU đang cố gắng thực hiện với việc thiết lập các quy định về AI của châu Âu: tập trung vào con người, đạo đức, niềm tin AI không chỉ vì các giá trị tức thời mà còn là cơ hội cho những lợi ích kinh tế dài hạn ở quy mô lớn”, ông nói.
Để thực sự phát huy tiềm năng của AI về lâu dài, chúng ta cũng cần quay lại những điểm cơ bản như giáo dục và kiến thức kỹ thuật số.
Dragoș Tudorache |