Những ai còn hoài nghi đóng góp của khu vực hàn lâm đối với ngành thủy sản thì hãy nhìn vào Đại học Cần Thơ (CTU) ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam.

Trong số rất nhiều thành tựu đột phá mà các nhà nghiên cứu tại Khoa NTTS thuộc CTU tạo ra, có thể kể tới dự án khép kín chu kỳ sinh sản ở cá tra, nuôi cua biển bền vững và phát triển quy trình sản xuất trứng bào xác Artemia đạt chất lượng tốt nhất thế giới. Đó là những thông tin do GS. Trần Ngọc Hải (Phó Hiệu trưởng CTU) và GS. Vũ Ngọc Út (Trưởng khoa NTTS CTU) cung cấp trong một cuộc tọa đàm do GS. Patrick Sorgeloos thuộc Đại học Ghent (Hà Lan) – đơn vị đã hợp tác với CTU ngay từ đầu thập niên 1980 – điều phối.

GS. Sorgeloos chia sẻ ông lần đầu đến thăm Việt Nam vào năm 1982 – không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, và đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của CTU, cả về tầm vóc lẫn thành tựu, trong suốt 40 năm qua.

Mô hình Khu phức hợp Phòng thí nghiệm bao gồm lĩnh vực thủy sản trong Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ, từ năm 2015 đến 2022. Ảnh: CTU.

Mô hình Khu phức hợp Phòng thí nghiệm bao gồm lĩnh vực thủy sản trong Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ, từ năm 2015 đến 2022. Ảnh: CTU.

Dấu ấn

GS. Út đã phác thảo một vài cột mốc ấn tượng mà CTU đã trải qua – những thành tựu nghiên cứu dẫn tới sự phát triển đột phá của ngành NTTS trong vùng.

Artemia

Năm 1986, vi khuẩn Artemia lần đầu được mang đến các cơ sở sản xuất muối tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) nhờ những diêm dân từ vùng Vịnh San Francisco (Mỹ). Sau nhiều cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học của CTU đã không chỉ phát triển thành công quy trình nuôi Artemia đầu tiên tại Việt Nam mà còn tạo ra loại sản phẩm được GS. Út khẳng định là tốt nhất thế giới. Cơ sở cho tuyên bố này là mức giá trứng bào xác Artemia Việt Nam trên thị trường thường dao động quanh ngưỡng 200 USD/kg – gấp đôi mức trung bình của ngành. Sở dĩ Artemia Việt Nam đạt mức giá tốt như vậy là nhờ chất lượng rất cao – trứng bào xác chứa nhiều axit béo đa chuỗi dài không bão hòa (polyunsaturated long chain fatty acids): DHA và EPA, cực kỳ lý tưởng cho giai đoạn nuôi ấu trùng tôm, cua và cá biển ban đầu.

Thành tựu nghiên cứu này của CTU đã không chỉ dừng ở việc tạo thêm công ăn việc làm và sinh kế cho nông dân Vĩnh Châu hay những khu vực lân cận, mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng tri thức, đưa CTU lên một vị trí vững chắc trên bản đồ NTTS thế giới. Chưa hết, điều đó còn mở đường cho sự phát triển của một số đối tượng nuôi trồng hứa hẹn trong tương lai.

.


Cá tra

Sự thành công của dự án nghiên cứu khép kín vòng đời cá tra vào cuối thập niên 1980 – với sự giúp đỡ từ đối tác Pháp – có lẽ là đóng góp lớn nhất đối của CTU đối với Việt Nam và thế giới, tạo nên hẳn một ngành sản xuất quy mô 1,6 triệu tấn (năm 2020), đưa đất nước này trở thành quốc gia NTTS lớn thứ tư – chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Chỉ riêng cá tra đã mang lại 2 tỷ USD/ năm cho nền kinh tế quốc dân của Việt Nam.

Sau thành công với cá tra, CTU đã tiếp tục mở rộng hoạt động nghiên cứu sang nhiều đối tượng khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người nuôi trồng. Một trong số những dự án hứa hẹn gần đây là việc nghiên cứu lai tạo giống cá tra có khả năng chịu mặn tốt – công trình được đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh ĐBSCL đang bị hạn mặn xâm nhập (do nước biển dâng và dòng chảy sông Mekong bị thu hẹp). Chỉ sau 03 năm, CTU đã phát triển thành công giống cá tra chịu được độ mặn lên đến 10 ‰. Ngoài ra, như GS. Út cho biết, CTU còn đang xem xét thiết kế những hệ thống nuôi cá tra theo kiểu raceway – giúp cắt giảm nhu cầu trao đổi nước và đưa năng suất đạt tới 560 tấn/ha.

.

Xuất khẩu cá tra mang lại cho Việt Nam khoảng 2 tỷ USD mỗi năm

Cua

Theo GS. Sorgeloos, sản phẩm Artemia từ Vĩnh Châu đã đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển đột phá của ngành nuôi cua (mubcrab) ở Cần Thơ và ĐBSCL – thành tựu xứng đáng được ghi nhận trong “sách giáo khoa” tương lai về NTTS. Giáo sư nhấn mạnh đây là điều mà ông khó có thể ngờ kể từ khi hợp tác cùng Trung tâm Phát triển Thủy sản châu Á (SEAFDEC) vào cuối thập niên 1970.

Kết quả này có được là nhờ quyết định của các nhà nghiên cứu CTU – thử sử dụng Artemia Vĩnh Châu ở giai đoạn phôi (umbrella stage) thay cho trùng bánh xe (vốn được xem là tiêu chuẩn của ngành, nhưng chưa đủ để tạo ra tỷ lệ cua sống sót cao). Artemia không chỉ có kích thước đủ nhỏ để cua [con] ăn được mà còn giúp chúng bổ sung dinh dưỡng nhờ chứa hàm lượng EPA, DHA dồi dào.

Kể từ đó, Việt Nam đã trở thành nhà tiên phong trong lĩnh vực nuôi cua. Chỉ riêng tại ĐBSCL hiện đang có hơn 600 trại giống, sản xuất gần 1,5 tỷ con cua giống mỗi năm – sau đó được nuôi lớn thêm trong ao hoặc thả vào các môi trường như rừng ngập mặn, giúp đảm bảo sản lượng thu hoạch lên tới 50.000 tấn/năm.

Cua lột, đặc sản nổi tiếng của ĐBSCL

Cua lột, đặc sản nổi tiếng của ĐBSCL

Tôm càng xanh và tôm thẻ chân trắng

GS. Út cho biết Cần Thơ cũng là địa phương nắm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh Việt Nam, thông qua những khóa đào tạo về các hệ thống canh tác – bao gồm nuôi ấu trùng, công nghệ biofloc, nuôi siêu thâm canh hay phương pháp sản xuất kết hợp lúa/tôm,... – cho người nuôi.

Tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng

Tiếp tục tiến về phía trước

Không chịu hài lòng và chỉ dừng lại ở những loài đã khẳng định được vị thế kể trên, CTU đang rất nỗ lực theo đuổi chiến lược đa dạng hóa ngành NTTS Việt Nam, tập trung vào một số loài bản địa như cá trê trắng, cá lóc, cá rô đồng, chạch đầm lầy,… và xem xét các đối tượng tiềm năng khác như chạch lửa, cá trắm Xiêm, cá mú, cá bớp, cá chim,...