Sau khi đã đầu tư hơn một tỷ đô la Canada vào nghiên cứu lượng tử từ năm 2009 - 2020, Chính phủ Canada tiếp tục rót 360 triệu đô la Canada nữa vào một chiến lược lượng tử. Lĩnh vực này được xem như đóng vai trò chính với nền kinh tế, khi khoa học lượng tử đạt được nhiều kết quả hơn và nhiều lĩnh vực khác chấp thuận công nghệ lượng tử.
Theo bài báo trên Nature, Công ty Xanadu Quantum Technologies, một công ty nhỏ có trụ sở tại Canada đã tạo ra một làn sóng sửng sốt khi tuyên bố đạt được một cột mốc đáng kể hướng tới khả năng xây dựng được một máy tính lượng tử chống chịu được các nhiễu lượng tử, theo một bài.
Trong phòng thí nghiệm Đại học Waterloo.
Từ trước đến nay, Canada có vẻ trầm lắng trong cuộc đua lượng tử nhưng hóa ra, đất nước này hiện có 23 startup về công nghệ lượng tử, nghĩa là chỉ đứng thứ hai sau Mỹ với 59 startup, theo báo cáo của Công ty McKinsey & Co. Quốc gia này cũng lọt vào top 10 thế giới về sự đầu tư ở tầm quốc gia cho công nghệ lượng tử với một chính sách được hoạch định kỹ lượng ở mức cao hơn 600 triệu USD, một con số đang ngày một gia tăng nhưng vẫn đứng sau Trung Quốc với15 tỷ USD, EU với 7,2 tỷ USD và Mỹ với 1,3 tỷ USD, cũng theo McKinsey.
Chính phủ Canada đã thực hiện một loạt đầu tư chiến lược vào công nghệ lượng tử nhằm mục tiêu đưa Canada đến top dẫn đầu thế giới. Cùng với khoảng 15 quốc gia có đầu tư dài hạn vào lượng tử, hiện đất nước này đã có một sáng kiến ở tầm quốc gia về công nghệ lượng tử với 23 tỉ USD đầu tư với kỳ vọng đưa ngành công nghiệp mới ở những giai đoạn sớm khai phá có khả năng giải quyết được những bài toán mà máy tính cổ điển không làm nổi, đồng thời tiến tới tạo ra một ngành công nghiệp trưởng thành thật sự vào năm 2040 với tổng giá trị 86 triệu USD.
Máy tính lượng tử, cảm biến và các thiết bị điện tử khác đều rất quan trọng với nền kinh tế quốc gia và an ninh nên Canada đã đầu tư 360 triệu đô la Canada vào Chiến lược lượng tử quốc gia để phát triển các công ty công nghệ lượng tử, phát triển nguồn nhân lực và củng cố vị trí có mặt trong top đầu thế giới về lượng tử.
Sớm dẫn đầu trong nghiên cứu
Trong những ngày qua, Cơ quan Phát triển kinh tế FedDev Ontario mới cho biết sẽ đầu tư hơn 23 triệu đô la Canada trong vòng sáu năm để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển và thương mại hóa các công nghệ lượng tử như một bước quan trọng tiến tới chương trình Chiến lược lượng tử quốc gia ở Nam Ontario. Cơ quan này sẽ đón nhận các hồ sơ đề xuất cho đến ngày 20/9 tới.
Một thế mạnh của Canada là các công ty khác nhau đang tập trung nghiên cứu về các công nghệ lượng tử khác nhau. Ví dụ Công ty D-Wave sử dụng một công nghệ được gọi là nhiệt lượng tử với một quá trình xử lý tối ưu trong khi Xanadu lại đang sử dụng một máy tính photon computer kết hợp với những máy tính khác để giải quyết một cách riêng rẽ các bit lượng tử, hay còn gọi là qubit.
Canada hiện đang có nhiều thành tựu nhờ có các viện nghiên cứu lượng tử. Gilles Brassard, một giáo sư ở trường Đại học Montreal, đã công bố các nghiên cứu cơ bản về mật mã lượng tử. Một số công trình nghiên cứu sớm nhất về các thuật toán máy tính lượng tử là công sức của các nhà nghiên cứu Canada.
Trường Đại học Waterloo cũng là một trong số các trường đại học Canada tập trung vào công nghệ lượng tử khi lập Trung tâm nghiên cứu lượng tử và có mặt trong danh sách 12 trường đại học xuất sắc nhất về tính toán lượng tử, cùng với các trường Oxford và Harvard, theo The Quantum Insider.
Một số trường đại học khác của Canada cũng đầu tư nhiều vào nghiên cứu lượng tử như ĐH Calgary, ĐH Montreal, ĐH British Columbia, ĐH Sherbrooke. Hàng chục startup được thành lập trên nền tảng nghiên cứu của các trường đại học và đang tập trung vào các hợp phần cần thiết để xây dựng máy tính lượng tử thực thụ.
Viện Nghiên cứu lượng tử của trường Đại học Sherbrooke hợp tác với IBM, trở thành một trung tâm lượng tử IBM Q Space đầu tiên ở Canada, với with độc quyền truy cập vào tính toán đám mây của các hệ thống tính toán lượng tử và phần mềm tiên tiến của công ty Mỹ này. Mặt khác, mối hợp tác giữa hai bên còn được chính quyền Quebec ủng hộ.
Trong khi đó, trường Đại học Calgary sẽ được nhận 23 triệu đô la Canada từ chính quyền địa phương ở Alberta cho năm năm tới, đầu tư vào Trung tâm Sáng kiến Thành phố Lượng tử của mình để tổ chức các khóa huấn luyện lượng tử, nghiên cứu và nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo khác. “Calgary trao khoản đầu tư này bởi chúng tôi không phải là những kẻ ‘theo đuôi’ trong công nghệ này”, Barry Sanders, giám đốc khoa học của Thành phố Lượng tử, cho biết khi trung tâm mới thông báo về khoản đầu tư vào đầu tháng sáu. “Chúng tôi là những tay chơi chính, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ là những người sáng tạo ý tưởng, có thể tạo ra những việc làm ở đẳng cấp cao và là người gia tốc những tài năng”.
Alberta từng được biết như nơi sản xuất dầu mỏ và không phải là nơi mạnh về phát triển công nghệ, tuy nhiên mọi thứ đang thay đổi, theo Raymond Laflamme, người đứng đầu chương trình đổi mới sáng tạo lượng tử tại trường Đại học Waterloo, Ontario, và giám đốc sáng lập Viện Tính toán lượng tử của trường. Viện này có 30 khoa, 75 postdocs, và 150 đến 200 sinh viên. Đây là thành viên chính của hệ sinh thái Phòng thí nghiệm ý tưởng thung lũng lượng tử ở Waterloo, nơi còn có cả công ty đầu tư mạo hiểm cho các ý tưởng lượng tử.
Nguồn: sciencebusiness