Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Sáng kiến Mở để phát triển và làm chủ công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Tại Diễn đàn Công nghệ mở (Vietnam Open Summit) lần thứ nhất do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào chiều 18/11 tại Hà Nội, ông Đỗ Công Anh - Cục Phó Cục Tin học hóa, đã tuyên bố về chương trình hành động bao gồm 10 nhiệm vụ của diễn đàn trong năm 2021. Phần lớn các nhiệm vụ này do Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) chủ trì.

Ông Đỗ Công Anh đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên bố chương trình hành động của Diễn đàn công nghệ mở Việt NAm 2021.
Ông Đỗ Công Anh, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, tuyên bố chương trình hành động của Diễn đàn công nghệ mở Việt Nam 2021. Ảnh: VN

Nhiệm vụ 1: Xây dựng và ban hành chỉ thị của thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh và phát triển ứng dụng công nghệ mở để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Đơn vị thực hiện: Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT)
Lộ trình: Tháng 12/2020 xong dự thảo và lấy ý kiến các đơn vị liên quan. Quý I/2021 trình Thủ tướng ký ban hành.

Nhiệm vụ 2: Ban hành các tiêu chí tiến hành đánh giá công bố và khuyến nghị về sử dụng phần mềm mở nền tảng công nghệ mở.
Đơn vị thực hiện: Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) và Viện Công nghệ phần mềm và Nội dung số phối hợp.
Lộ trình: Quý I/2021 ban hành bộ tiêu chí. Quý II, III, IV năm 2021 lần lượt tiến hành đánh giá và công bố khuyến nghị.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành nền tảng điện toán đám mây của chính phủ trên nền tảng Open Stack.
Đơn vị thực hiện: CLB điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam VNCDC.
Lộ trình: Quý II/2021 hoàn thành nền tảng điện toán đám mây chính phủ giai đoạn 1, sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp dịch vụ hạ tầng cho các các cơ quan nhà nước với hệ thống quy mô vừa và nhỏ, là thành viên tích cực của cộng đồng OpenStack quốc tế.

Nhiệm vụ 4: Công bố nền tảng mở cho Camera thông minh, cho phép cộng đồng xây dựng ứng dụng chạy trên nền tảng này.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần BKAV
Lộ trình: Tháng 6/2021 công bố nền tảng mở camera thông minh sau đó hợp tác với các trường đại học cơ sở nghiên cứu để tháng 12 hình thành một cộng đồng xây dựng ứng dụng trên camera thông minh. Ngoài ra tham gia tích cực vào các chuẩn mở và cộng đồng nguồn mở camera thông minh quốc tế.

Nhiệm vụ 5: Làm chủ công nghệ 5G dựa trên nguồn mở OpenRan, xây dựng và phát triển cộng đồng OpenRan lớn mạnh và có dấu ấn đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng OpenRan trên thế giới.
Đơn vị thực hiện: Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội Viettel và Tập đoàn Vingroup
Lộ trình: Quý II/2021 hoàn thành trạm phát sóng 5G theo chuẩn mở với các thiết bị vô tuyến hỗ trợ 8 ăngten.

Nhiệm vụ 6: Thiết lập nền tảng mở cho AI Việt Nam; chia sẻ các nghiên cứu khoa học, mã nguồn mở, các mô hình đã được huấn luyện và các bộ dữ liệu mở, đặc biệt là các bộ dữ liệu đặc thù của Việt Nam.
Đơn vị thực hiện: FPT, Zalo AI, InfoRe và cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực AI
Lộ trình: Trong năm 2021, công bố dữ liệu mở được 500 giờ dữ liệu giọng nói tiếng Việt đã được dán nhãn, 10.000 câu mẫu phục vụ xây dựng các mô hình xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trên cổng dữ liệu quốc gia. Ngoài ra, bổ sung các bộ dữ liệu đặc thù khác của Việt Nam như dữ liệu sóng não,... Năm 2021, tăng gấp đôi số bộ dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước trên cổng dữ liệu quốc gia.

Nhiệm vụ 7: Xây dựng nền tảng VNEDU Bloackchain và thí điểm trong lĩnh vực giáo dục
Đơn vị thực hiện: Viện Công nghệ nghiên cứu Blockchain của CMC, Tomochain và cộng đồng blockchain Việt Nam.
Lộ trình: Quý I/2021 công bố mô hình mở VNEDU Blockchain trong lĩnh vực giáo dục. Quý II/2021 có sự tham gia của 10 trường đại học hàng đầu Việt Nam cùng công nhận lưu trữ bảng điểm và bằng cấp của sinh viên trên nền tảng blockchain. Quý IV/2021 đánh giá việc thí điểm này và hoàn thiện hành lang pháp lý để báo cáo lại cấp trên.

Nhiệm vụ 8: Mở rộng phạm vi hoạt động của CLB phần mềm tự do nguồn mở VFOSSA để thúc đẩy hoạt động cộng đồng Công nghệ mở.
Lộ trình: Quý I/2021 có phương án tái cơ cấu VFOSSA.

Nhiệm vụ 9: Xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ mở OpenTech Centre Action.
Đơn vị thực hiện: Viettel, VNPT, FPT, CMC, DTT và các trường đại học, cơ sở nghiên cứu
Lộ trình: Quý I/2021 các doanh nghiệp thành lập các trung tâm hoặc bổ sung thêm chức năng nghiên cứu về công nghệ mở cho các đơn vị trực thuộc.

Nhiệm vụ 10: Xây dựng cổng công nghệ mở GovTech tại Việt Nam. Cổng này do cộng đồng công nghệ góp sức thực hiện, không dùng ngân sách nhà nước, là địa chỉ công bố thông tin và mã nguồn mở của các nền tảng sau: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa, nền tảng phát triển các ứng dụng chính phủ điện tử Việt Nam, mã nguồn mở của cổng dữ liệu quốc gia, mã nguồn của cổng định danh và xác thực quốc gia. Mỗi lĩnh vực ưu tiên của chuyển đổi số quốc gia sẽ có ít nhất một nền tảng mở hỗ trợ chuyển đổi số trong ngành.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Gov OpenTech Centre
Lộ trình: Quý II/2021 ra mắt cổng GovTech