Rùa Fitzroy có thể hô hấp qua hậu môn, đỉa có tới 32 bộ não hay án tù lâu nhất thế giới lên tới 141.078 năm tù… là những kiến thức mà bạn có thể chưa biết có trong chùm ảnh “độc, lạ” hôm nay.

Sau khi quan sát, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, loài rùa Fitzroy sinh sống ở phía Đông Nam Queensland, Australia có khả năng hô hấp bằng hậu môn. Cụ thể, trong phần cuối cơ thể của nó có một chiếc túi đặc biệt gọi là bursa và hai cái nang lớn giúp chúng lấy oxy trong nước để kéo dài thời gian lặn dưới nước. Trong khi lặn, loài rùa này liên tục bơm nước vào hậu môn rồi túi bursa và hai nang sẽ tự động lọc oxy để cung cấp cho cơ thể. Điều này giúp chúng có thể tăng cao thời gian lặn hơn so với tất cả các loài rùa khác. Ước tính, số oxy thu thập qua hậu môn chiếm hơn 70% oxy mà rùa Fitzroy nạp vào cơ thể, gấp nhiều lần lượng không khí mà chúng thu vào qua đường miệng.

Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được chứng minh bởi theo các nhà khoa học, loài gấu Bắc Cực sử dụng hai tay như nhau. Mặc dù vậy, vì một sự trùng hợp nào đó nên cho đến khi con người quan sát, chúng luôn sử dụng tay trái để săn mồi, cầm nắm một vật gì đó trên tay trái.

Vào năm 1989, án tù lâu nhất thế giới đã thuộc về bà Chamoy Thipyaso ở Thái Lan với thời gian lên tới hơn 141 ngàn năm. Được biết, nguyên nhân dẫn đến việc này là do bà Chamoy bị kết tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của hơn 16.000 người với số tiền khoảng 204 triệu USD.

La hét cũng tạo ra năng lượng, nhưng con số này không đáng kể.

Đỉa có 5 đôi mắt, 300 chiếc răng và 32 bộ não. Thực chất, chúng chỉ có một bộ não, nhưng bộ não của chúng được tạo thành từ 32 hạch. (Hạch là cụm các tế bào thần kinh có chức năng sắp xếp và xử lý các dấu hiệu, hoạt động truyền đến cơ thể. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò nhận tín hiệu từ cơ thể và chuyển những tín hiệu quan trọng đến não và có chức năng gần giống như một bộ não hoàn chỉnh).

Tác hại của việc ngồi vắt chéo chân quá nhiều.

Ích lợi “không ngờ” của trái nho.