Nằm trong con ngõ nhỏ ở phố Đông Tác, có một căn phòng tầng 1 với diện tích chỉ vỏn vẹn khoảng 25 mét vuông của một vị tiến sĩ ngoài bảy mươi nhưng lại chứa đầy ắp các máy móc, linh kiện cùng những câu chuyện sống động về các dấu mốc phát triển của công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Nơi đây chính là bảo tàng công nghệ thông tin đầu tiên của Việt Nam do TS. Nguyễn Chí Công thực hiện đã được khai trương vào đầu năm 2020.

Một góc không gian bảo tàng Công nghệ Thông tin.
Một góc không gian bảo tàng Công nghệ Thông tin.

Bảo tàng Công nghệ Thông tin của TS. Công trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh trong số gần 1000 hiện vật mà TS đang lưu giữ, trong đó có những thiết bị, linh kiện từ hàng chục năm trước mà đã được sử dụng để tạo nên những “bước tiến” lớn tại Việt Nam như xây dựng mạng hay ứng dụng công nghệ chế bản điện tử (desktop publishing) vào in ấn, xuất bản ở Việt Nam. Các hiện vật được lựa chọn trưng bày cũng nhằm thể hiện được ba lĩnh vực phát triển của công nghệ thông tin bao gồm điện tử, tin học, viễn thông và quá trình chuyển đổi từ analog sang digital (số).

Không chỉ vậy, để thể hiện được lịch sử phát triển của công nghệ và “cho người ta thấy được Việt Nam mình đóng góp những gì và có mặt trong những giai đoạn nào của thế giới”, TS. Công đã điểm lại những dấu mốc nổi bật của công nghệ thông tin trong hai tấm bảng dành riêng cho lịch sử Việt Nam (từ 1960 - 2000) và lịch sử thế giới (từ trước công nguyên - 1995). Những con người có những đóng góp trong lĩnh vực này như GS. Tạ Quang Bửu, GS. Phan Đình Diệu, PGS. Nguyễn Bình Thành, GS. Vũ Đình Cự, và những cá nhân, tập thể khác cũng được vinh danh tại bảo tàng để những người ghé thăm có thêm hiểu biết về một giai đoạn “quan trọng nhất, giai đoạn nền tảng” cho sự hình thành và phát triển của lĩnh vực CNTT tại Việt Nam, đồng thời không quên “những con người đại chúng, những con người bình thường, bởi nếu chúng ta không nhìn thấy vai trò của những người bình thường thì không bao giờ đi đến được thắng lợi”.

TS. Nguyễn Chí Công giới thiệu về bảo tàng với các bạn trẻ đến tham quan.
TS. Nguyễn Chí Công giới thiệu về bảo tàng với các bạn trẻ đến tham quan.

Cũng tại đây, bảo tàng tổ chức cho các buổi seminar về tin học hay lịch sử để những người đam mê đến giao lưu và trao đổi kiến thức. Đối với TS. Công, bảo tàng không chỉ lưu lại dấu ấn phát triển của một thời kỳ mà còn có nhiệm vụ chính là “truyền lại cái lửa cho thanh niên”, để thế hệ sau biết rằng “trí tuệ Việt Nam không hề thua kém thế giới” khi những chiếc máy tính, công nghệ in ấn được nước ta nắm được kỹ thuật và ứng dụng từ rất sớm.

Trong thời gian tới, bảo tàng sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 với những hiện vật từ năm 2000 trở đi, đồng thời tiến hành số hóa các tư liệu, thiết bị được trưng bày để những trải nghiệm tại bảo tàng ngày một sống động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng.

Nguyễn Trung Đồng, Nghiêm Mỹ, Phan Minh Tân, Nguyễn Chí Công lắp máy VT80 tháng 1-1977. Đây là chiếc máy vi tính đầu tiên do Việt Nam chế tạo.
Nguyễn Trung Đồng, Nghiêm Mỹ, Phan Minh Tân, Nguyễn Chí Công lắp máy VT80 tháng 1-1977. Đây là chiếc máy vi tính đầu tiên do Việt Nam chế tạo.

Nhóm những cuốn sách đầu tiên viết về tin học tại Việt Nam vào khoảng những năm 1980 - 1990.
Nhóm những cuốn sách đầu tiên viết về tin học tại Việt Nam vào khoảng những năm 1980 - 1990.

Điện thoại số đầu tiên của những năm 1980 - 1990 do hãng Philips sản xuất.
Điện thoại số đầu tiên của những năm 1980 - 1990 do hãng Philips sản xuất.

2 trong số những mạch in (PCB: Printed Circuit Board) được chế tạo để dùng trong máy vi tính VT81 do Việt Nam sản xuất năm 1979.
2 trong số những mạch in (PCB: Printed Circuit Board) được chế tạo để dùng trong máy vi tính VT81 do Việt Nam sản xuất năm 1979.

Các máy tính Macintosh những năm 1984, 1986, 1988 của hãng Apple. Theo TS. Công, “dòng Mac này là một cuộc cách mạng, cách mạng ở chỗ nó thay giao diện chữ bằng giao diện đồ họa, thay giao diện bàn phím bằng giao diện con chuột”. Với những chiếc máy tính này, nhóm của TS. Công đã sử dụng để làm những font chữ Việt đầu tiên.
Các máy tính Macintosh những năm 1984, 1986, 1988 của hãng Apple. Theo TS. Công, “dòng Mac này là một cuộc cách mạng, cách mạng ở chỗ nó thay giao diện chữ bằng giao diện đồ họa, thay giao diện bàn phím bằng giao diện con chuột”. Với những chiếc máy tính này, nhóm của TS. Công đã sử dụng để làm những font chữ Việt đầu tiên.

Những con chip của những năm 1970, cùng loại với những con chip được sử dụng để tạo nên những chiếc máy tính đầu tiên.
Những con chip của những năm 1970, cùng loại với những con chip được sử dụng để tạo nên những chiếc máy tính đầu tiên.

Một góc các linh kiện, thiết bị được trưng bày tại bảo tàng. Các hiện vật này được chia làm 3 nhóm phần cứng, phần mềm và mạng.
Một góc các linh kiện, thiết bị được trưng bày tại bảo tàng. Các hiện vật này được chia làm 3 nhóm phần cứng, phần mềm và mạng.

Một mạch in thế hệ mới được trưng bày trong bảo tàng.
Một mạch in thế hệ mới được trưng bày trong bảo tàng.

Các phần mềm photoshop, viễn thông, dịch, xử lý ảnh, xử lý văn bản, v.v, được mua ở nước ngoài.
Các phần mềm photoshop, viễn thông, dịch, xử lý ảnh, xử lý văn bản, v.v, được mua ở nước ngoài.

 Máy Scanner phẳng được dùng trong chế bản điện tử (desktop publishing). Máy sẽ quét những hình ảnh, phim vào để xử lý, sau đó mới in các sản phẩm. Đây là những thiết bị gắn với công trình mà nhóm TS. Công làm việc cùng báo Nhân Dân, mà đã góp phần “thay đổi toàn bộ nền in ấn Việt Nam khi đưa những thiết bị này vào”. Với nền in ấn hiện đại gọi là desktop publishing hay là electronic publishing, biên tập viên, nhà báo hiện nay hoàn toàn có thể làm việc từ xa mà không cần phải đến tòa soạn.
Máy Scanner phẳng được dùng trong chế bản điện tử (desktop publishing). Máy sẽ quét những hình ảnh, phim vào để xử lý, sau đó mới in các sản phẩm. Đây là những thiết bị gắn với công trình mà nhóm TS. Công làm việc cùng báo Nhân Dân, mà đã góp phần “thay đổi toàn bộ nền in ấn Việt Nam khi đưa những thiết bị này vào”. Với nền in ấn hiện đại gọi là desktop publishing hay là electronic publishing, biên tập viên, nhà báo hiện nay hoàn toàn có thể làm việc từ xa mà không cần phải đến tòa soạn.

Một bộ đàm cuối những năm 1980 dùng để liên lạc.
Một bộ đàm cuối những năm 1980 dùng để liên lạc.