Từ lâu, bản Cát Cát không còn là cái tên xa lạ của những phượt thủ miền Bắc. Hàng này, bản làng này thu hút hàng trăm khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Bản Cát Cát (thôn Cát Cát) là làng dân tộc H'Mông nằm cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) 2 km. Ảnh: Minhthi.
Bản Cát Cát (thôn Cát Cát) là làng của dân tộc H'Mông nằm cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) 2 km. Ảnh: Minhthi.




Thác Tiên Sa ở bản Cát Cát. Ảnh: Trường Xuân.
Thác Tiên Sa ở bản Cát Cát. Ảnh: Trường Xuân.




Đội văn nghệ bản Cát Cát. Ảnh: Vietnamtourism.
Đội văn nghệ bản Cát Cát. Ảnh: Vietnamtourism.

Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung. Ảnh: Wikipedia.
Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung. Ảnh: Wikipedia.

Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư). Ảnh: Trường Xuân.
Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư). Ảnh: Trường Xuân.

Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Ảnh: Sinhcafe47hanghom.
Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Ảnh: Sinhcafe47hanghom.

Ảnh: Thongtindulichsapa.
Ảnh: Thongtindulichsapa.

Người H’Mông ở bản Cát Cát sống bằng nghề se lanh, dệt vải, chạm trổ bạc, rèn nông cụ. Ảnh: Mai Dang.
Người H’Mông ở bản Cát Cát sống bằng nghề se lanh, dệt vải, chạm trổ bạc, rèn nông cụ. Ảnh: Mai Dang.

Phong tục tập quán của bản Cát Cát còn bảo lưu những giá trị còn tồn tại nguyên gốc như tục kéo vợ và gầu tào. Ngoài ra, bản Cát Cát còn có nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo: Rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói “khăng gai”, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị... Ảnh: Thanh Tâm.
Phong tục tập quán của bản Cát Cát còn bảo lưu những giá trị còn tồn tại nguyên gốc như tục kéo vợ và gầu tào. Ngoài ra, bản Cát Cát còn có nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo: Rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói “khăng gai”, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị... Ảnh: Thanh Tâm.

Kiến trúc nhà cửa người Mông ở bản Cát Cát là nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu. Bộ khung nhà là kèo ba cột ngang. Cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách nhà được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: Cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính nhà luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách. Ảnh: Trung Đức.
Kiến trúc nhà cửa người Mông ở bản Cát Cát là nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu. Bộ khung nhà là kèo ba cột ngang. Cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách nhà được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: Cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính nhà luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách. Ảnh: Trung Đức.

Ảnh: Danviet.
Ảnh: Danviet.

Ảnh: Quỳnh Giang.
Ảnh: Quỳnh Giang.