Chương trình được triển khai tron giai đoạn 2023-2030, hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất các sản phẩm, hàng hóa thuộc ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn của tỉnh.

Chương trình dành cho mọi tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế (trừ doanh nghiệp FDI) có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật, trên địa bàn tỉnh. Trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa thuộc ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của tỉnh (bột mì, đường, giầy, quần áo, vỏ ruột xe, gạch, xi măng,...), sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

d
Chương trình ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh: Internet

Các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ áp dụng áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 56000 về quản lý đổi mới sáng tạo, các mô hình, công cụ cải tiến năng suất trong lĩnh vực chuyên ngành (năng suất dịch vụ công, năng suất xanh, năng suất bền vững).

Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hỗ trợ áp dụng và chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời, doanh nghiệp, cán bộ các cơ quan quản lý chức năng có liên quan có cơ hội tham gia các lớp đào tạo về năng suất, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,…

Nhiệm vụ hỗ trợ này được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ KH&CN. Dự kiến kinh phí của Chương trình là hơn 7 tỷ đồng.