Không phải ai xây nhà nuôi yến khang trang cũng có thể dẫn dụ được chim yến về làm tổ. Ấy vậy mà gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang (Khánh Hòa) lại rất thành công.

Chị Hằng đã dẫn dụ chim yến về làm tổ với số lượng lên đến hàng chục ngàn con, khai thác “vàng trắng” kiếm hàng tỷ đồng/năm.

Nhà lành, chim đậu

Chúng tôi đã từng ghé thăm nhiều hộ nuôi yến trong nhà ở tổ dân phố Ngọc Thảo, nơi được ví như “hòn đảo” nhỏ nằm trong lòng thành phố, bởi xung quanh được bao bọc bởi dòng sông Cái.

08-01-25_1
Chị Hằng may mắn sở hữu đàn yến “khủng”

Khi đó tôi đã chứng kiến có người xây đượcngôi nhà nuôi yến rất khang trang nhưng yến không vào hoặc vào rồi lại bỏ đi. Và cũng có người vội vã xây nhà yến tưởng chừng dễ kiếm ăn nhưng rồi yến chỉ tới lác đác, chẳng bao nhiêu con. Vì vậy, nuôi yến trong nhà là một nghệ thuật và đặc biệt sự may mắnluôn song hành mới dẫn đến sự thành công.

Nghe thì có vẻ... mê tín nhưng chính là lời tâm sự của chị Đặng Thị Thanh Hằng, một người nuôi yến trong nhà được đánh giá là thành công ở Khánh Hòa. Hiện gia đình chị đang sở hữu 3 nhà yến, với số lượng đàn không thể nào đếm xuể, chỉ ước lượng đã lên đến hàng chục ngàn con và không ngừng tăng đàn theo từng năm.

Kể về những ngày đầu đến với nghề nuôi yến, chị Hằng tâm sự, năm 2005, khi gia đình chị phát hiện đàn yếnkhi vào chiều tối thường bay lượn trước nhà như muốn tìm nơi trú ẩn, từ đó vợ chồng chị đã mạnh dạn đầu tư xây nhà nuôi. Sau khi được Cty Yến sào Khánh Hòa hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, vài hôm sau đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên.

“Việc gia đình tôi dẫn dụ yến về nhà làm tổ được Cty Yến sào Khánh Hòa đánh giá thành công và bền vững, vì đàn yến đã không ngừng tăng lên và xem ngôi nhà tôi là nơi cư ngụ lý tưởng. Sáng sớm chúng đi kiếm ăn, chiều lại kéo về. Thật ra, tôi thấy mình là người may mắn chứ chẳng có tài giỏi gì trong nuôi yến cả. Bởi lẽ, nói thẳng ra mình đâu có nuôi chúng mà tất cả là ở ngoài tự nhiên, chúng tự đến rồi chúng tự đi ăn. Thế nhưng, một khi chúng đến trú ngụ thì chắc chắn nhận thấy môi trường thích hợp và yên tĩnh. Vì thế, tôi nói mình may mắn là thế được chim yến đến nhà làm tổ”, chị Hằng bộc bạch.

Chung tình, chung nghĩa

Nhắc đến yếu tố môi trường thích hợp để dẫn dụ chim yến, chúng tôi thật sự tò mò nên đã “mục sở thị” nhà nuôi yến của chị Hằng. Và, theo cảm nhận của tôi đúng như lời chị Hằng chia sẻ, vị trí ngôi nhà nuôi yến “có một không hai”, lợi thế hơn hẳn các nhà nuôi yến khác. Cụ thể, nhà được thiết kế 3 tầng, diện tích 120 m2, đầu tư hàng trăm triệu đồng/nhà yến nằm trong khuôn viên đất rộng đến 10.000 m2, lại giáp bên bờ sông, hướng nhìn ra biển, xung quanh dân cư thưa thớt nên rất yên tĩnh.

08-01-25_4
Chị Hằng giới thiệu yến thành phẩm đóng hộp

“Môi trường dẫn dụ nuôi yến ở Khánh Hòa khó hơn các tỉnh khác vì môi trường yến sống ở ngoài đảo rất tốt. Vì vậy để dụ được yến về nhà làm tổ, người nuôi phải tạo ra môi trường sống tốt hơn trên đảo mới có thể thu hút chúng. Vì vậy một ngôi nhà nuôi yến để kích thích chim yến chú ý, ngoài các yếu tố là biết cách quan sát hướng bay của yến để thiết kế mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp, quanh nhà không nên có cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn của yến; chỉ trồng những cây thấp thu hút côn trùng”, chị Hằng chia sẻ.

Cũng theo chị Hằng, sau nhiều năm dẫn dụ chim yến về nhà làm tổ, chị nhận thấybản tínhcủa loài chim này rất “chung tình, chung nghĩa”. Và, sở dĩ chị Hằng khẳng định như thế là vì nhiều đời chim yến đã trú ngụ trong ngôi nhà chị dựng lên làm tổ, sinh sản, phát triển không ngừng và chúng chẳng bao giờ bỏ đi.

“Một khi chim yến đã ưng với chỗ ở trong nhà mình thiết kế và đã làm tổ thì chúng không bao giờ bỏ đi, trừ khi mình làm động tổ hay phá nhà trú ngụ của chúng. Chính vì vậy, dù một nhà nuôi yến khác được dựng lên bên cạnh có khang trang và đẹp hơn dẫn dụ chúng vẫn không vào. Nhưng những nhà nuôi yến mới sẽ dẫn dụ được những con khác từ đảo bay vào trong đất liền kiếm ăn không may gặp mưa gió, bão tố bị lưu lạc không về được tổ nên tìm chỗ trú ngụ mới. Đàn chim yến nhà tôi dẫn dụ về nhà làm tổ lúc ấy cũng như thế mà có được từ đó”, chị Hằng tiết lộ.

Hưởng lộc

Việc chim yến về nhà làm tổ đã giúp gia đình chị Hằng nhiều năm qua hưởng lộc từ khai thác “vàng trắng” có giá trị kinh tế cao hiện nay trên thị trường.

Để gìn giữ và phát triển đàn chim yến bền vững, gia đình chị đã tạo điều kiện môi trường tốt nhất để chim trú ngụ và sinh sản như một sự trân trọng và biết ơn loài chim quý. “Nuôi chim yến trong nhà không hề đơn giản, phải kiên trì và chịu khó mới có thể thành công. Khi chim yến vào nhà làm tổ rồi, chúng ta không vội thu hoạch sớm, mà sau 2 năm người nuôi mới có thể bắt đầu. Tuy nhiên có không ít người không nắm được bí quyết hoặc quá kỳ vọng vào mức doanh thu cao trong thời gian ngắn nên khi chim yến vẫn còn trong giai đoạn thăm dò, mới làm tổ thì đã khai thác khiến chúng sợ hãi, bỏ đi”, chị Hằng nói.

08-01-25_5

Do vậy gia đình chị Hằng rất cẩn trọng trong việc này nên không dám khai thác triệt để mà đợi đến sang năm thứ 3 mới bắt đầu thu hoạch 1 năm 2 vụ, rồi sau đó tăng dần lên 3 vụ chính. Bên cạnh đó việc khai thác của gia đình chị cũng tuân thủ nhiều nguyên tắc như: không khai thác những tổ còn chim non chưa rời tổ và khai thác ở thời điểm thích hợp là lúc cả đàn bay đi sạch để kiếm ăn. “Để quan sát được quá trình hoạt động của chim yến, hiện gia đình tôi cólắp một camera theo dõi trong nhà yến để nhìn”, chị Hằng cho biết thêm.

Cũng theo chị Hằng, với số lượng đàn yến như hiện nay, mỗi vụ chính gồm tháng 2, 6 và 12 chị khai thác trên 100 kg tổ yến, chưa kể hàng tháng thu hoạch tỉa, bán với giá từ 38-50 triệu đồng/kg, kiếm hàng tỷ đồng/năm. “Đây là hưởng lộc của trời cho chứ nhiều người tôi quen biết, họ bỏ ra hàng tỷ đồng xây dựng nhà to như khách sạn hạng sao nhưng chim yến vẫn không đến ở. Thế nhưng nhà nuôi yến của tôi yếnlàm tổ ngày càng đông, chật kín nên phải xây dựng thêm nhà để dẫn dụ", chị Hằng tâm sự.

08-01-25_8
Cận cảnh yến đang làm tổ