Cây hồng không hạt gắn với vùng đất Bắc Kạn đã có lịch sử phát triển trên 100 năm. Lịch sử hình thành và phát triển thôn bản của một số vùng thuộc tỉnh Bắc Kạn gắn liền với hình ảnh của cây hồng không hạt.

Thời Lê Thánh Tông - năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466), bản đồ nước ta chia thành 12 đạo thừa tuyên, phủ Thái Nguyên đổi thành thừa tuyên Thái Nguyên. Đến năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1496), Vua Lê Thánh Tông đổi thừa tuyên Ninh Sóc thành Thái Nguyên thừa tuyên gồm 3 phủ, 8 huyện, 7 châu. Bắc Kạn nằm trong phần đất phủ Thông Hoá.


Đến thời Nguyễn, năm Gia Long nguyên niên (năm 1802), vua Nguyễn Thế Tổ đổi Thái Nguyên thừa tuyên thành trấn Thái Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831), vua Nguyễn Thánh Tổ đổi trấn Thái Nguyên thành tỉnh Thái Nguyên. Đất Bắc Kạn nằm trong tỉnh Thái Nguyên, về cơ bản vẫn thuộc phủ Thông Hoá. Có thể nói, dưới chế độ phong kiến, Thái Nguyên, trong đó có phần đất Bắc Kạn được coi là "miền quan yếu", có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự ở phía Bắc Kinh thành Thăng Long.


Ngày 11-4-1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lấy phần đất phủ Thông Hoá lập ra tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Cảm Hoá (sau đổi thành Na Rì), Thông Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn). Tiếp đó, ngày 25-6-1901, Toàn quyền Đông dương lại ra nghị quyết tách tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên nhập vào châu Bạch Thông. Năm 1916, theo nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ tách một số tổng của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng Định Biên Thượng của châu Định Hoá tỉnh Thái Nguyên lập thành châu Chợ Đồn. Thời gian đó, tỉnh Bắc Kạn có 5 châu, 20 tổng và 103 xã.

Hồng không hạt Bắc Kạn.

Cây hồng không hạt gắn với vùng đất Bắc Kạn đã có lịch sử phát triển trên 100 năm. Lịch sử hình thành và phát triển thôn bản của một số vùng thuộc tỉnh Bắc Kạn gắn liền với hình ảnh của cây hồng không hạt.

Vào mùa thu, đặc biệt vào ngày Tết trung thu truyền thống, quả hồng không hạt Bắc Kạn thường được dùng làm quà biếu cho bạn bè và người thân, được bày trên mâm ngũ quả trong mỗi gia đình người Việt. Nét văn hóa đặc thù này đã làm cho giá trị và danh tiếng của hồng được lưu truyền qua hàng trăm năm cho đến ngày nay.

Trước kia, quả hồng gắn với văn hóa thờ cúng của người dân tộc Tày ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Dần dần nó trở thành quà biếu, vào mùa thu, đặc biệt vào ngày Tết trung thu truyền thống, quả hồng không hạt Bắc Kạn thường được dùng làm quà biếu cho bạn bè và người thân, được bày trên mâm ngũ quả trong mỗi gia đình người Việt. Đến nay, quả hồng không hạt Bắc Kạn trở thành thực phẩm quen thuộc đối với người dân Việt Nam, nó trở thành hoa quả thường xuyên của mỗi gia đình, sản phẩm được nhiều người lựa chọn trên thị trường như một loại quả phổ biến của người Việt Nam.

Bắc Kạn hiện có hơn 500 ha hồng không hạt, trong đó huyện Chợ Đồn và Ba Bể là hai địa phương trồng nhiều nhất với gần 400 ha. Hồng không hạt đang là cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình.