Sản xuất nước mắm là nghề truyền thống của ngư dân ở Việt Nam hàng trăm năm nay. Hơn thế nữa, nước mắm trong một thời gian dài được coi là sản phẩm mang đậm văn hoá và truyền thống gắn liền con người và cư dân Phan Thiết.
1. Yếu tố tự nhiên
Điều kiện khí hậu
Biển Phan Thiết là vùng biển ít cát, ít phù sa nên cá sạch, không có mùi bùn. Khu vực sản xuất nước mắm nằm ven biển, khi cá được đánh bắt đưa vào sản xuất ngay. Do vậy, cá nguyên liệu đảm bảo được độ tươi nguyên.
Điều kiện địa hình
Khu vực thành phố Phan Thiết được hình thành bởi khu vực đồi cát, cồn cát ven biển và khu vực đồng bằng.
• Vùng đồi cát và cồn cát ven biển chủ yếu là các dải đồi cát đỏ, trắng, vàng lượn sóng, phân bố dọc theo bờ biển.
• Vùng đồng bằng phù sa, được tạo thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông, suối bồi đắp, gồm đồng bằng phù sa ven biển nhỏ hẹp ở các lưu vực sông Sông Quao và sông Cà Ty.
Điều kiện về vùng biển
Vùng biến Bình Thuận có khoang 500 loài hái sản. Mùa cá nối từ tháng 6-10 với ba bãi cá chính: Phan Thiết - Phan Rí; Hàm Tân - Vũng Tàu, Tây Nam Phú Quý và ngoài khơi, chủ yếu là các loại cá cơm, cá nục, cá trích...chiếm 50-60% sản lượng khai thác hải sản trong năm.
Các bãi cá đáy khai thác quanh năm. Sản lượng Thủy sản được các ngư dân đánh bẳt hàng năm trên 100.000 tấn. Với tiềm năng to lớn từ nguồn lợi thiên nhiên ưu đãi như vậy, từ lâu đã định hình các nghề truyền thống về chế biến thủy sản, đặc biệt là nghê sản xuât nước mắm.
2. Yếu tố con người
Mỗi công đoạn để làm ra nước mắm đều được làm thủ công, phương pháp chế biến nước mắm chú yếu theo phương pháp cô truyền là phương pháp gài nén, dụng cụ chu yếu là thùng gỗ (bằng lăng...) và mái vú (bằng sành), cá được náo đảo liên tục đến khi chưọp (tức là muối) chín tiến hành kéo rút liên hoàn. Để làm ra thứ nước chấm truyền thống này, người dân phải tiến hành chượp chín từ 8-12 tháng.
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)