Thời gian gieo xạ lúa Một bụi đỏ vào tháng 8 dương lịch, vào thời điểm sau khi thu hoạch vụ tôm, đây là thời gian có lượng mưa nhiều thuận lợi cho việc rửa mặn, rửa phèn.

Giống lúa: lựa chọn đúng giống lúa một bụi đỏ, được chọn lọc từ trong dân gian và được phục tráng theo quy trình sản xuất giống chọn lọc với sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan khoa học.
Thời gian gieo xạ lúa Một bụi đỏ vào tháng 8 dương lịch, vào thời điểm sau khi thu hoạch vụ tôm, đây là thời gian có lượng mưa nhiều thuận lợi cho việc rửa mặn, rửa phèn.

Phần lớn mặt ruộng có lớp phù sa bồi lắng qua vụ tôm nuôi không cần xới xáo đât, chỉ cần dọn sạch cỏ dại và rong, tiến hành bừa trục 2-3 lần, đồng thời tận dụng triệt để nguồn nước mưa để thay nước nhiều lần rửa mặn, rửa phèn, rồi gieo sạ lúa.

Người dân tập trung gieo sạ lúa. Ảnh: Tin tức Miền Tây.
Người dân tập trung gieo sạ lúa. Ảnh: Tin tức Miền Tây.

Trước khi ngâm ủ 2-3 ngày phải phơi lại hạt giống trong nắng nhẹ và làm sạch dụng cụ ngâm ủ, loại bỏ hạt hỏng, lép. Khử nấm bệnh bằng cách ngâm nước (2 sôi + 3 lạnh) hoặc dùng nước vôi trong. Gieo sạ đều và thưa với mật độ 30- 40 kg/ha; tiến hành ngâm giống trong 24 giờ, sau đó đãi sạch nước chua và ủ 36 giờ, gieo lúa bằng máy sạ hàng.

Ưu tiên bón lót phân vi sinh hữu cơ (80 lcg/ha), hạn chế phân hóa học. Liêu lượng và loại phân bón sử dụng cho 1 ha là: 40 kg urê + 30 kg DAP + 80 kg 20-20-15, chia làm 03 lần: 10 ngày, 25 ngày và 45 ngày sau khi sạ.

Mực nước được giữ cố định thường xuyên trong khoảng 3-5 cm. Yêu cầu trong việc tưới nước phù sa từ sông Hậu cho lúa từ 14-16 lượt/vụ.

Áp dụng các biện pháp tổng hợp IPM được sử dụng để theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời nhằm phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Ưu tiên sử dụng thuốc vi sinh phòng trừ sâu bệnh...
Tiến hành việc khử lẫn, khử tạp thực hiện ở 04 giai đoạn đó là: giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn trổ và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.