Mới đây, Sở KH&CN TP Cần Thơ đã nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình canh tác cây mè có năng Quang Văn Khương làm chủ nhiệm. Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long là cơ quan chủ trì.
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng và tiềm năng sản xuất cây mè tại thành phố Cần Thơ; xây dựng mô hình trồng mè cho hiệu quả cao hơn với trồng mè truyền thống; chuyển giao kỹ thuật canh tác mè cho nông dân theo quy trình kỹ thuật mới.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện các nội dung về điều tra đánh giá tiềm năng và hiệu quả ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất mè ở Cần Thơ; xây dựng quy trình canh tác mè tạm thời trên cơ sở tổng hợp biên hội các tài liệu, kết quả nghiên cứu liên quan trên cả nước, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long; tổ chức hội thảo khoa học góp ý cho Quy trình canh tác mè tạm thời; thực hiện mô hình và hiệu chỉnh Quy trình canh tác.
Qua thời gian thực hiện, đề tài đã đạt được một số kết quả về các lớp tập huấn: Nông dân tham dự đã được nâng cao kiến thức và công nghệ canh tác mè trong hệ thống nền lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, giúp họ cải thiện sản xuất, sử dụng vật tư nông nghiệp hợp lý, tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả sản xuất và đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng như duy trì sản xuất bền vững. Về mô hình ứng dụng đồng bộ công nghệ canh tác tổng hợp: mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác tổng hợp và cải tiến như xới đất, đánh rãnh và phủ rơm, giảm lượng phân đạm hóa học cùng với sử dụng giống mè chịu hạn không những đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao năng suất cao hơn 16%; lợi nhuận cao hơn 29,1% so với biện pháp canh tác truyền thống của nông dân. Lợi nhuận mô hình canh tác mè xuân hè cao hơn canh tác xuân hè 11,904 triệu đồng, tương đương 189,7%. Cùng kỹ thuật canh tác của nông dân chuyển đổi từ vụ xuân hè sang mè xuân hè lợi nhuận tăng thêm 19.238.000 đồng, tương đương 245%. Hội thảo đầu bờ: Tất cả đánh giá, thảo luận của nông dân tại 2 hội thảo giúp rút ra được các bài học kinh nghiệm về hiệu quả của mô hình canh tác mè áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp đạt được cao hơn canh tác theo quy kinh nghiệm truyền thống của nông dân; biện pháp hữu hiệu để chuyển giao “Gói kỹ thuật canh tác tổng hợp trong sản xuất mè ứng dụng đồng bộ giống mè chống chịu đổ ngã và rụng hạt với các công nghệ tiết kiệm chi phí đầu vào và thân thiện với môi trường” là tăng cường tập huấn và huấn luyện đồng ruộng về biện pháp canh tác tổng hợp cho nông dân; nông dân có thể áp dụng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến, đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng cơ giới hóa sản xuất mè với “2 cải tiến của nông dân” trong xới đất kết hợp với đánh rãnh tưới, thoát nước và ra hạt mè bằng cách kết nối 2 máy suốt lúa vào thay đổi kích thước bộ lưới sàn bên trong máy; đề tài đã hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác mè áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường” nhằm giúp nông dân đồng bằng sông Cửu Long nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa thâm canh đạt hiệu quả và bền vững hơn.
Hội đồng đã thống nhất nghiệm thu đề tài, tuy nhiên nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa lại một số nội dung theo góp ý của các thành viên trong hội đồng.
(Sở KH&CN Cần Thơ)