Vừa qua Sở KH&CN tỉnh Cà Mau đã tổ chức Hội đồng xét duyệt đề cương thuyết minh dự án: Nuôi cá Hô (Catlocarpio siamensis) thương phẩm trong ao đất tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Dự án do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN chủ trì thực hiện. Với mục tiêu xây dựng mô hình nuôi cá Hô thương phẩm trong ao đất, với diện tích 4.000 m, (mỗi ao diện tích 2.000 m), mật độ nuôi 3 m/1con, tỷ lệ sống đạt 75% trở lên, thời gian nuôi 24 tháng. Trọng lượng cá dự kiến khi thu hoạch bình quân 3,5 kg/con.

Vừa qua Sở KH&CN tỉnh Cà Mau đã tổ chức Hội đồng xét duyệt đề cương thuyết minh dự án: Nuôi cá Hô (Catlocarpio siamensis) thương phẩm trong ao đất tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Dự án do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN chủ trì thực hiện. Với mục tiêu xây dựng mô hình nuôi cá Hô thương phẩm trong ao đất, với diện tích 4.000 m2, (mỗi ao diện tích 2.000 m2), mật độ nuôi 3 m2/1con, tỷ lệ sống đạt 75% trở lên, thời gian nuôi 24 tháng. Trọng lượng cá dự kiến khi thu hoạch bình quân 3,5 kg/con.

Cá hô là loài cá dễ nuôi, đã được các tỉnh trong khu vực như: Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long thực hiện nuôi trong ao đất mật độ cao, (1 con/m2) sử dụng thức ăn công nghiệp và đã thành công. Kết quả ban đầu cho thấy cá Hô có tỷ lệ sống hơn 70%, khả năng thích nghi rộng, tăng trưởng nhanh và ít xảy ra dịch bệnh. Sau 18 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 2,3-2,4 kg/con. Với giá bán cá Hô thương phẩm trên thị trường hiện nay khoảng 250 nghìn đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư thì mô hình này cho lợi nhuận khoảng 140-150 triệu đồng.

Ở Cà Mau là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt, tuy nhiên việc đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản vẫn còn ở mức hạn chế. Trong các mô hình nuôi nước ngọt thì cá Chình, cá Bống tượng, cá Sặc rằn và Tôm càng xanh là những đối tượng nuôi truyền thống của tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại chưa thật sự ổn định. Việc đưa cá Hô vào nuôi thực nghiệm thành công sẽ mở ra một hướng đi mới nhằm đa dạng đối tượng nuôi, nâng cao năng suất sản lượng trên một đơn vị diện tích sản xuất. Giúp cho người nông dân nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống. Kết quả của mô hình khi thành công sẽ được Sở KH&CN tổ chức tập huấn để nhân rộng vào sản xuất. Kết quả thuyết minh đề cương: Đạt.