Nhờ được hỗ trợ kỹ thuật, các hộ dân nuôi Artemia ở xã Vĩnh Hậu và Vĩnh Thịnh thuộc huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, đã thu được lợi nhuận gấp đôi.
Artemia là loài giáp xác sống trong điều kiện nước có độ mặn từ 60 - 120%. Artemia sản xuất tại Bạc Liêu cho chất lượng trứng được đánh giá cao nhất thế giới. Trứng Artemia - ngoài cung cấp cho thị trường trong nước để làm thức ăn cho tôm giống, cua giống, cá cảnh - còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Ông Cao Thành Văn, Chủ tịch Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu, Bạc Liêu cho biết, hiện nay, toàn tỉnh Bạc Liêu có khoảng 305ha đất sản xuất Artemia. Việc hướng dẫn kỹ thuật nuôi, bao tiêu sản phẩm do Hợp tác xã Artemia
Vĩnh Châu thực hiện. Tuy bước do đa phần những hộ tham gia
nuôi Artemia thiếu vốn sản xuất, chưa tích lũy được kinh nghiệm nên năng
suất thu hoạch còn thấp.
Trước thực tế đó, Đoàn TNCS HCM và Trung Tâm Khuyến
nông Bạc Liêu đã thực hiện thí điểm mô hình sản xuất Artemia cho người
dân ở các xã đặc biệt khó khăn bao gồm Vĩnh Hậu và Vĩnh Thịnh thuộc huyện Hòa Bình, với tổng diện tích được nhận hỗ trợ là 60 ha.
Các
hộ tham gia thí điểm được đầu tư giống và vật tư thiết
yếu; đồng thời được tập huấn chi tiết về kỹ thuật thiết kế, xây dựng ao
nuôi, ao lắng nước, ao gây màu nước, cách chọn giống, mật độ thả, kỹ
thuật ấp nở Artemia, chăm sóc, quản lý ao nuôi,… Nhờ đó, mùa vụ năm
2019-2020, trứng Artemia đạt năng suất cao nhất trong những năm gần đây,
trung bình trên 100 kg/ha. Lợi nhuận trung bình từ mô hình nuôi Artemia
có cải tiến kỹ thuật là 52,2 triệu đồng/ha/năm, cao hơn so với mô hình
nuôi Artemia truyền thống, theo kinh nghiệm (24,5 triệu đồng/ha/năm) và
mô hình sản xuất muối (19,2 triệu đồng/ha/năm).
Ông Văn cho biết thêm, Artemia dễ
nuôi, khoảng 20 ngày sau khi thả giống là cho thu hoạch. Mô hình một vụ
Artemia, một vụ tôm đạt hiệu quả khá cao. Sau khi nuôi Artemia và cải
tạo ao thả nuôi tôm, tôm phát triển rất tốt. Xong vụ tôm, bùn và phân
tôm lại trở thành thức ăn cho Artemia, 2 đối tượng này luôn bổ trợ nhau
và cho thu nhập đáng kể.
Năm
2019-2020 mặc dù hạn mặn ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn, nhưng Artemia vẫn phát triển, các chỉ tiêu trong ngưỡng phù
hợp, ổn định trong suốt thời gian nuôi.