Địa hình nhưng chỉ có dạng địa hình vùng núi thấp, đồi gò, lượn sóng nhẹ, chia cắt ít rất phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của hồng không hạt Bảo Lâm. Địa hình này giúp cây hồng cho sai quả, mang vị ngọt đặc trưng.
Địa hình của vùng hồng Bảo Lâm, liên quan tới địa bàn của 3 xã Bảo Lâm, Thanh Lòa và Thạch Đạn, huyện Cao Lộc có địa hình chia cắt, xu hướng cao ở khu vực phía Tây Bắc, thuộc xã Bảo Lâm, thấp dần về phía Nam, Đông Nam và phía Đông xã Thanh Lòa, độ cao địa hình có các dạng:
Vùng núi cao trung bình: Chủ yếu trên địa bàn xã Bảo Lâm, điển hình là dãy núi cao 810 m ở phía Đông Nam của xã. Các dãy núi này có độ dốc lớn, chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, không thuận tiện cho phát triển sản xuất.
Cây hồng không hạt Bảo Lâm rất thích sinh trưởng ở vùng núi thấp có gò đồi, sóng lượn nhẹ. Ảnh: Xaluan.
Vùng núi thấp, đồi gò, lượn sóng nhẹ, chia cắt ít: Dạng địa hình đồi núi thấp chia cắt ít chiếm diện tích khá lớn, có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 300 – 250m, khí hậu mát mẻ, có độ dốc trung bình dao động 8 - 250, phân bố ở cả 3 xã Bảo Lâm, Thanh Lòa và Thạch Đạn. Dạng địa hình này phù hợp với phát triển hồng.
Các dải đồng bằng: Chiếm diện tích rất nhỏ được hình thành do bồi đắp của sông, suối được sử dụng để trồng các loại cây hàng năm như lúa, ngô, khoai, rau màu và cây ăn quả. Tuy nhiên, do mực nước ngầm nông nên ít thích hợp với cây hồng. Thực tế quá trình khảo sát thực địa không thấy trồng hồng trên loại địa hình này.
Mặc dù có 3 dạng địa hình nhưng chỉ có dạng địa hình vùng núi thấp, đồi gò, lượn sóng nhẹ, chia cắt ít là phù hợp với đặc tính của hồng không hạt Bảo Lâm.
Dạng địa hình vùng núi thấp, đồi gò, lượn sóng nhẹ, chia cắt ít, phân bố ở cả 3 xã Bảo Lâm, Thanh Lòa và Thạch Đạn là phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây hồng.
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)