Hồng không hạt Bắc Cạn là loại cây bản địa, mang nguồn gien quý hiếm, sinh trưởng và phát triển ở vùng đất và khí hậu đặc thù, kinh nghiệm ngâm hồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương đã tạo ra giá trị riêng biệt.
Theo tiếng địa phương của dân tộc Tày, tên địa danh “Bắc Kạn” là cách nói chệch của chữ “Pác Cạm” có nghĩa là cửa ngõ hoặc “Pác Cáp” có nghĩa là nơi hợp lưu của các dòng chảy. Cách gọi Hồng “không hạt” là nói tới điểm đặc biệt của loại quả này là không có hạt do nhân của hạt bị thoái hóa, trong như thạch, vì vậy, không như các giống hồng khác, khi ăn, hồng không hạt Bắc Kạn có độ giòn.
>> Xem thêm: Hồng không hạt Bắc Kạn nổi tiếng cỡ nào?Cũng theo tiếng của dân tộc Tày, Hồng không hạt còn được gọi là Mác hồng, còn chúng ta hay gọi là hồng ngâm do trước khi ăn, phải ngâm hồng qua nước để khử chát.
Hồng không hạt Bắc Cạn là loại cây bản địa, mang nguồn gien quý hiếm, sinh trưởng và phát triển ở vùng đất và khí hậu đặc thù, kinh nghiệm ngâm hồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương đã tạo ra giá trị riêng biệt.
Đây là giống hồng đã có trên 100 năm, không có hạt, vỏ màu vàng hoặc màu đỏ, tai quả to, quả không cứng và không chát có hình tròn hoặc tròn dài, vỏ nhẵn, vị ngọt dịu đến ngọt đậm sau khi ngâm (nên còn gọi là hồng ngâm), nhiều cát đường và rất giòn.
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)