TRAFFIC vừa công bố báo cáo mới về mạng lưới buôn bán động vật hoang dã ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc trong năm 2019.
Theo
báo cáomang tên “Counter wildlife trafficking digest: Southeast Asia and China, 2019” (tạm dịch: “Tài liệu về chống buôn bán động vật hoang dã: Đông Nam Á và Trung Quốc, 2019”), tuyến đường được giới buôn lậu tê tê sử dụng nhiều trong năm nay là từ Ethiopia đến Trung Quốc, còn Việt Nam được cho là điểm đến cuối cùng phổ biến nhất.
Việt Nam cũng được xác định là quốc gia trọng điểm buôn lậu các bộ phận của hổ trước khi tuồn sang Trung Quốc và nổi bật về buôn lậu và nhu cầu sử dụng sừng tê giác.
Phần lớn hoạt động buôn bán hổ quốc tế bất hợp pháp đi đến Trung Quốc và Việt Nam. Ảnh minh họa: những chiếc đầu hổ này đã bị lực lượng thực thi pháp luật ở Hoa Kỳ thu giữ và hiện được lưu trữ tại Kho lưu trữ tài sản động vật hoang dã quốc gia, ở Colorado
Báo cáo cho biết, năm 2019 các nước Đông Nam Á và Trung Quốc ghi nhận đã thu được 155.795 kg tê tê trong 82 vụ bắt giữ; 552 kg sản phẩm từ hổ; 48.217 kg ngà cùng 60 kg da voi trong 380 vụ bắt giữ; 519 kg các sản phẩm tê giác trong 4 vụ bắt giữ - tất cả đều cao hơn đáng kể so với năm 2018.
Đáng chú ý là hoạt động buôn lậu động vật hoang dã trực tuyến ngày càng bùng nổ.
Trong số những thay đổi pháp lý thú vị năm 2019, nổi bật nhất là việc Thái Lan công bố Đạo luật Bảo tồn và Bảo vệ Động vật Hoang dã B.E. 2562 (2019), đưa ra danh mục mới các loài phi bản địa, đồng thời tăng nặng hình phạt tối đa đối với những hành vi vi phạm liên quan đến các loài được liệt kê trong Đạo luật.
Nguồn: PanNature, TRAFFIC
Hoàng Nam