Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, Quốc hội đã thống nhất cao với Chính phủ tập trung ưu tiên nguồn vốn ngân sách cho các dự án, chương trình lớn có tác động lan tỏa như một số dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
|
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tạibuổi tiếp xúc cử tri - Ảnh: VGP/Hải Minh
|
Đó là một trong những nội dung nổi bật của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, được Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ với cử tri huyện Phú Bình, Thái Nguyên trong buổi tiếp xúc cử tri sáng ngày 23/6.
Cụ thể, Quốc hội đã nhất trí thông qua việc chuyển đổi 3 trong 8 dựán thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây trên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ phương thức đối tác công tư sang đầu tưbằng nguồn ngân sách.
Việc chuyển đổi hình thức đầu tư là cần thiết và cấp bách nhằm sớm giải quyết nhu cầu giao thông lớn để kết nối với cửa ngõ các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời các dựán thành phần này đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong khi khó huy động theo hình thức đối tác công tư như dựđịnh ban đầu.
Đối với Chương trình mục tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay Chính phủ đã tập trung xây dựng chương trình trong 6 tháng với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 (2020 - 2025) trên 137.000 tỷ đồng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc vốn còn nhiều khó khăn.
Để huy động vốn cho chương trình, Chính phủ cũng phải tính cả đến giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và vốn xã hội hóa với mục tiêu là thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về tình hình kinh tế - xã hội, trong bối cảnh thế giới bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19, Phó Thủ tướng cho biết, đất nước vẫn đạt được những kết quả tích cực, với mức tăng trưởng khoảng 3% trong 6 tháng đầu năm, trong khi nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm. Đại diện các tổ chức quốc tế trong đó có Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tin tưởng Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trên 4% trong năm nay.
Với việc kiểm soát tốt dịch COVID-19, cộng đồng quốc tếđánh giá cao, thậm chí ADB còn cho rằng đó là thành tựu vượt bậc của Việt Nam, tạo điều kiện để Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tếđầu tiên trở lại trạng thái bình thường mới.
Bên cạnh việc tập trung kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam cũng đã hỗ trợ kịp thời các nước láng giềng, thành viên ASEAN cũng như các đối tác khác, qua đó góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trong lúc khó khăn, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
|
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trao đổi với các đại biểu dự buổi tiếp xúc cử tri - Ảnh: VGP/Hải Minh |
Về đối ngoại, khi dịch COVID-19 mới bùng phát, trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ, Việt Namđã đáp ứng tất cả các sáng kiến và đề nghị của các nước, vận dụng sáng tạo các luật lệ, thông lệ của HĐBA, thúc đẩy việc xây dựng đồng thuận để ra được các quyết định kịp thời.
Đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch HĐBA ngay tháng mở đầu năm kỷ niệm 75 năm thực hiện Hiến chương LHQ, Việt Nam đã lựa chọn chủ đề ưu tiên trong tháng là thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Sáng kiến được đưa ra nhằm góp phần thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác đa phương trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Đặc biệt, với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã sớm chủ động, tích cực thúc đẩy đoàn kết, thống nhất và điều phối nỗ lực chung của ASEAN cũng như giữa ASEAN và các đối tác để ứng phó với dịch bệnh.
Nổi bật là ngày 14/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN sau khi tham vấn với các nhà lãnh đạo ASEAN, khẳng định quyết tâm và cam kết chính trị ở mức cao của ASEAN để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh.
Hội đồng Điều phối ASEAN, gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 20/2 và sáng 9/4 đã tổ chức 2 phiên họp để trao đổi về các biện pháp phối hợp và hợp tác trong ASEAN cũng như với các Đối tác để ứng phó dịch bệnh.
Mặt khác, các cơ chếứng phó dịch bệnh khẩn cấp của khu vực ASEAN và với các Đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) đãđược khởi động. Ngày 20/2, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã ra Tuyên bố của Hội nghị về COVID-19.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã chủ trì thành lập và triệu tập họp Nhóm công tác liên ngành thuộc Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) về ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE); đóng góp tích cực nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa ASEAN với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 14/4, Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh COVID-19 được tổ chức dưới hình thức trực tuyến để thích ứng với tình hình dịch bệnh và là biện pháp cần thiết, được xem là cơ hội để ASEAN thể hiện những nỗ lực vượt ra ngoài dịch COVID-19.
Lãnh đạo và thành viên Chính phủ cũng đã có nhiều cuộc điện đàm với người đồng cấp các nước, đối tác nhằm chia sẻ kinh nghiệm phòng chống COVID-19, thảo luận các biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thương mại và bảo hộ công dân, thúc đẩy quan hệ song phương trong giai đoạn hậu COVID-19./.