Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 30/5/2019.

Ảnh: PV
Ảnh: PV

Theo nội dung kế hoạch, các chuyên gia cần thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm công nghệ tiên tiến trong quan trắc, cảnh báo mưa, lũ, lũ quét, sạt ở đất, sạt lở bờ sông, cờ biển và cấp nước tưới tiêu tại các vùng thường bị thiên tai, hạn hán; phát triển, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong xây dựng công trình phòng chống thiên tai; nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng bộ chỉ số kiểm soát an toàn thiên tai.

Để khai thác thế mạnh của KH&CN, Kế hoạch đưa ra nhiệm vụ phát triển công nghệ dự báo số (digital forecast); hiện đại hóa các trạm quan trắc; hoàn thiện bộ phần mềm xử lý số liệu khí tượng hải văn…; ứng dụng KH&CN giám sát biến động bờ sông, bờ biển; xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý bản đồ rủi ro thiên tai, thông tin vận hành, quan trắc hồ chứa, xử lý số liệu khí tượng thủy văn. Trong quá trình này, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dự báo, cảnh báo thiên tai sẽ góp phần không nhỏ để nâng cao năng lực của các chuyên gia Việt Nam.