Để đạt mục tiêu tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn được tính đa dạng sinh học, góp phần phát triển KT - XH theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu đề ra trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các ngành khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học được coi là giải pháp chính.
Trong đó, bao gồm các điểm: đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phát triển các mô hình gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên, sử dụng bền vững loài, nguồn gene; tăng cường nghiên cứu nhằm quản lý hoặc kiểm soát các tác động tiêu cực của công nghệ sinh học đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người; phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, sử dụng các biện pháp khai thác bền vững về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; tăng cường nghiên cứu, phát hiện các vật liệu di truyền và dẫn xuất có giá trị ứng dụng cao cho phát triển KT - XH; tăng cường nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật hiện đại về phân loại học nhằm phát hiện và công bố các loài sinh vật mới; xây dựng, triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia về đa dạng sinh học nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
Thanh Nhàn