Theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science ngày 21/6, ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ phát thải 13 triệu tấn khí metan nhà kính có uy lực lớn từ các hoạt động của nó mỗi năm, cao hơn 60% so với ước tính của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy hầu hết lượng khí thải bắt nguồn từ việc rò rỉ, trục trặc thiết bị và các điều kiện hoạt động “bất thường” khác. Ảnh hưởng lên khí hậu của những vụ rò rỉ này vào năm 2015 gần như tương tự ảnh hưởng khí hậu của lượng phát thải khí CO2 từ tất cả các nhà máy điện chạy bằng than của Mỹ hoạt động vào năm 2015.


Đồng tác giả Jeff Peischil, một nhà khoa học CIRES làm việc tại Khoa Hóa học của NOAA ở Boulder, Colorado cho biết: “Nghiên cứu này mang lại sự đánh giá tốt nhất về ảnh hưởng khí hậu của hoạt động dầu khí ở Mỹ cho đến nay. Nó là đỉnh cao của 10 năm nghiên cứu của các nhà khoa học trên khắp đất nước, phần lớn trong số đó do CIRES và NOAA dẫn đầu”.

Nghiên cứu mới đánh giá các số đo được tiến hành tại hơn 400 giếng khoan ở sáu lưu vực sản xuất dầu khí và điểm số của các cơ sở tầm trung; số đo từ các van, bể chứa và các thiết bị khác; và các khảo sát trên không bao gồm các cơ sở hạ tầng dầu khí của Mỹ. Nghiên cứu được tổ chức bởi Quỹ Bảo vệ Môi trường và thu hút các chuyên gia khoa học từ 16 viện nghiên cứu bao gồm Đại học Boulder của Colorado và Đại học Austin của Texas.

Metan, thành phần chính của khí tự nhiên, là khí nhà kính có uy lực lớn, có tác động làm khí hậu nóng lên cao gấp 80 lần khí CO2 trong 20 năm đầu tiên sau khi phát thải. Nghiên cứu mới ước tính tổng lượng phát thải của Mỹ rơi vào mức 2,3% sản lượng, đủ để bào mòn lợi ích khí hậu tiềm năng của việc chuyển đổi từ than sang khí tự nhiên trong 20 năm qua. Theo Quỹ Bảo vệ Môi trường, lượng khí metan mất đi do rò rỉ trị giá khoảng 2 tỉ đô, đủ để sưởi ấm 10 triệu căn nhà ở Mỹ.

Đánh giá này cho thấy rằng việc sửa chữa rò rỉ và giải quyết các điều kiện khác dẫn đến sự cố rò rỉ khí metan có thể có thể có hiệu quả. Đồng tác giả Colm Sweeney, một nhà khoa học khí quyển thuộc Ban Giám sát Toàn cầu của NOAA cho biết: “Trên thực tế, việc phát thải khí tự nhiên có thể giảm bớt đáng kể nếu được giám sát đúng cách. Xác định những chỗ rò rỉ lớn nhất có thể giảm bớt đáng kể lượng khí thải mà chúng tôi có đo được”.