Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Earth Science Reviews vào tháng 3/2022, các nhà khoa học đã phát hiện một lục địa bị lãng quên nằm giữa châu u, châu Phi và châu Á cách đây 50 triệu năm. Họ đặt tên cho lục địa cổ đại này là Balkanatolia.

Ban đầu Balkanatolia tồn tại như một lục địa đảo, nằm tách biệt với các vùng đất lân cận. Nhưng đến khoảng 40 triệu năm trước, sự kết hợp của quá trình dịch chuyển kiến tạo, mở rộng các tảng băng và sự thay đổi của mực nước biển đã nối liền Balkanatolia với châu Á sau đó là khu vực phía Nam châu Âu, tạo ra một cây cầu đất liền khổng lồ xuyên khu vực.

Christopher Beard, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Kansas, và cộng sự đã sử dụng các hóa thạch được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ và các nơi khác trên bán đảo Balkan – bao gồm những gì còn lại của lục địa đã mất – để theo dõi sự di chuyển của các loài động vật cổ đại trong khu vực.

Kết quả cho thấy, lục địa Balkanatolia từng là cầu nối giúp các loài động vật có vú di cư về phía Tây [từ châu Á sang châu u], gây ra một sự kiện tuyệt chủng của động vật bản địa ở châu Âu gọi là Grande Coupure, từ đó làm thay đổi cơ bản tính đa dạng sinh học của khu vực.

Nguồn: UPI.com, Nbcnews.com