Việc nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 đang là yếu tố then chốt để ngăn chặn dịch bệnh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Nghiên cứu bào chế vắcxin phòng COVID-19. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
Việc nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 đang là yếu tố then chốt để ngăn chặn dịch bệnh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều đã đạt được những tiến triển nhất định trong cuộc chạy đua nước rút này.
EU đặt mục tiêu tiêm vắcxinban đầu cho ít nhất 40% dân số
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Anh và các đối tác của EU đã nhất trí về một kế hoạch tiêm chủng vắcxinphòng ngừa bệnh COVID-19 cho ít nhất 40%, một bước đi được cho là có thể cản trở kế hoạch tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Mục tiêu của EU về tiêm chủng sớm hiện cao gấp đôi mục tiêu mà WHO đề ra vốn chỉ mua vắcxinban đầu cho 20% người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới thông qua một chương trình mua vắcxintoàn cầu.
Theo kế hoạch được các chuyên gia y tế của các nước thành viên EU cũng như Anh, Thụy Sĩ, Na Uy và các quốc gia khu vực Balkan nhất trí cuối tháng 7 vừa qua, tỷ lệ dân số cần tiêm vắcxinban đầu (nếu là loại vắcxin1 mũi tiêm) ít nhất sẽ là 40%, tùy thuộc vào tình hình và vấn đề nhân khẩu học tại các nước.
Kế hoạch trên phân loại 200 triệu người trong tổng số 450 triệu dân của EU thuộc các nhóm ưu tiên được tiêm vắcxintrước, trong đó có những người mắc các bệnh mãn tính, người cao tuổi và nhân viên y tế.
Những người khỏe mạnh làm việc trong các dịch vụ công quan trọng như giáo dục và giao thông công cộng cũng được đưa vào nhóm ưu tiên dù ước tính số lượng người thuộc nhóm này không có trong kế hoạch tiêm chủng ban đầu của EU.
Việc đưa những người làm việc trong các dịch vụ công quan trọng trên vào nhóm ưu tiên đã nâng mục tiêu số người được tiêm vắcxintrước tiên tại EU lên hơn 40%.
Mục tiêu của EU là đạt được khả năng miễn dịch theo nhóm cho người dân và mục tiêu này có thể đạt được bằng các chiến dịch tiêm chủng tiếp theo sau khi 40% dân số được tiêm chủng vắcxinphòng bệnh COVID-19. Tuy nhiên, kế hoạch của EU không đưa ra mốc thời gian thực hiện mục tiêu này.
Thái Lan hoãn thử nghiệm vắcxintrên người
Giới chức Thái Lan ngày 26/8 cho biết nước này sẽ hoãn quá trình thử nghiệm vắcxinphòng bệnh COVID-19 trên người vì khả năng sản xuất tại các cơ sở ở nước ngoài bị hạn chế, song hy vọng sẽ nối lại hoạt động thử nghiệm này vào cuối năm nay.
Quan chức phụ trách chương trình phát triển vắcxincủa Thái Lan cho biết giới chức y tế nước này đã lên kế hoạch tiến hành thử nghiệm vắcxintrên người vào tháng 10 tới, nhưng phải hoãn lại vài tháng vì các nhà máy ở nước ngoài đã hoạt động hết công suất.
Trước đó, Nội các Thái Lan ngày 25/8 đã thông qua khoản ngân sách khoảng 1 tỷ baht (31,7 triệu USD) cho công tác bào chế vắcxinphòng ngừa bệnh COVID-19. Trong đó, 60% sẽ đầu tư cho chương trình phát triển vắcxinchung giữa Chính phủ Thái Lan và Đại học Oxford, phần còn lại dành cho chương trình phát triển vắcxintrong nước.
Thái Lan hiện ghi nhận 3.403 ca mắc bệnh, trong đó 58 ca tử vong. Trong vòng hơn 3 tháng qua, Thái Lan không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng nào.
Nga chuẩn bị cấp phép cho loại vắcxinthứ 2
Phó Thủ tướng Tatiana Golikova ngày 26/8 tuyên bố Nga đang chuẩn bị cấp phép cho vắcxinngừa COVID-19 thứ 2 vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 tới.
Phát biểu tại một cuộc họp chính phủ được phát sóng trên truyền hình, bà Golikova đã báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin rằng những cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu của loại vắcxinCOVID-19 thứ 2, do viện nghiên cứu virus học Vector ở Siberia phát triển, sẽ được hoàn tất vào cuối tháng 9.
Phó Thủ tướng Nga khẳng định: “Tính đến hôm nay, chưa có bất cứ biến chứng nào xảy ra đối với những người được tiêm loại vắcxinnày trong các giai đoạn thử nghiệm thứ nhất và thứ 2.”
Peru chọn tình nguyện viên thử nghiệm vắcxin
Ngày 26/8, Peru bắt đầu quá trình đăng ký để lựa chọn 6.000 tình nguyện viên tham gia chương trình thử nghiệm lâm sàng đối với loại vắcxinngừa COVID-19 do Trung Quốc nghiên cứu và phát triển.
Phóng viên TTXVN thường trú tại Mỹ Latinh cho biết, theo thông báo chính thức, tiến trình đăng ký do hai trường đại học Cayetano Heredia và San Marcos, các trung tâm hỗ trợ quá trình nghiên cứu của Trung Quốc tại Peru, thực hiện và mỗi trường sẽ được phép lựa chọn 3.000 tình nguyện viên trong độ tuổi 18-75.
Theo các chuyên gia Peru phụ trách thử nghiệm lâm sàng, hai chủng virus và một giả dược sẽ được cấy ngẫu nhiên vào tình nguyện viên. Các tình nguyện viên sẽ được chia thành 3 nhóm, trong đó một nhóm sẽ được tiêm virus chủng Vũ Hán, một nhóm được tiêm chủng Bắc Kinh và nhóm còn lại sẽ được tiêm giả dược. Dự kiến, quá trình thử nghiệm lâm sàng tại Peru sẽ kết thúc vào tháng 12 tới.
Với dân số 33 triệu người, Peru là quốc gia đứng thứ 2 Mỹ Latinh về số người nhiễm COVID-19 với 607.382 trường hợp, sau Brazil và đứng thứ 3 về số người tử vong với 28.001 ca, sau Brazil và Mexico.
Brazil có thể bắt đầu xuất khẩu vắcxin"Sputnik V" từ tháng 10
Cũng trong ngày 26/8, Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga thông báo Brazil có thể sẽ bắt đầu sản xuất và xuất khẩu vắcxinngừa COVID-19 của Nga từ tháng 10 tới.
Trình bày trước một ủy ban Hạ viện Brazil để thông tin về quá trình phát triển lại vắcxin"Sputnik V," Giám đốc quỹ Kiril Dmitriev cho biết tiềm năng sản xuất vắcxintại Brazil là rất lớn bởi quốc gia Nam Mỹ có năng lực về kỹ thuật, khoa học và con người cũng như số lượng vắcxinsản xuất ở Brazil có thể đáp ứng nhu cầu của cả khu vực Mỹ Latinh.
Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Parana của Brazil Jorge Callado khẳng định đã nhận được các kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 và 2 của Nga, song chưa thể công bố chi tiết do liên quan tới thỏa thuận bảo mật giữa hai bên.
Chính phủ Nga, với đại diện là Quỹ Đầu tư Trực tiếp, mới đây đã đạt được một thỏa thuận với bang Parana của Brazil để sản xuất vắcxin"Sputnik V" ở quốc gia Nam Mỹ./.