Vệ tinh Tần số siêu cao tân tiến do Lockheed Martin chế tạo là 1 trong 6 vệ tinh được nâng cấp cho mạng lưới Milstar đã lỗi thời của Trung tâm các hệ thống tên lửa và không gian, thuộc Không quân Mỹ.

(Nguồn: space.com)
(Nguồn: space.com)

Ngày 8/8,United Launch Alliance(ULA), một công ty liên doanh giữa Boeing và Lockheed Martin, đã phóng lên vũ trụ một trong những vệ tinh cuối cùng của mạng lưới đảm bảo thông tin mới của Không quân Mỹ.

Vệ tinh được phóng lúc 6 giờ 13 sáng 8/8 (theo giờ Mỹ) bằng tên lửaAtlas V của ULA, từ Mũi Canaveral thuộc bang Florida.

Vệ tinh Tần số siêu cao tân tiến (AEHF) do Lockheed Martin chế tạo là một trong 6 vệ tinh được nâng cấp cho mạng lưới Milstar đã lỗi thời của Trung tâm các hệ thống tên lửa và không gian, thuộc Không quân Mỹ.

Vệ tinh trị giá 1,1 tỷ USD nói trên đánh dấu sứ mệnh thứ 74 của ULA cho Bộ Quốc phòng Mỹ và sẽ phục vụ cho việc thông tin liên lạc quân sự trên mặt đất, trên biển và trên không cho các lực lượng của Mỹ, Canada, Anh, Australia và Hà Lan. Vệ tinh cuối cùng dự kiến được phóng vào tháng 3/2020.

Vụ phóngvệ tinh đã diễn ra thành công sau nhiều lần phải trì hoãn vì trục trặc kỹ thuật với tên lửa.Sứ mệnh AEHF-5 ban đầu được lên kế hoạch phóng vào ngày 27/6, nhưng vấn đề về pin đã khiến vụ phóng phải rời sang ngày 9/7. Sau đó, kế hoạch tiếp tục phải lùi do trục trặc bộ phận cung cấp nhiên liệu của tên lửa.

Công ty liên doanh trên đang muốn chuyển từ tên lửa Atlas V - được ví một "con ngựa thồ" cho các sứ mệnh an ninh quốc gia Mỹ - sang Vulcan Centaur, một phương tiện phóng cực mạnh, được thiết kế để cạnh tranh và giành các hợp đồng quốc phòng sinh lời cao, và để Mỹ không phải sử dụng các động cơRD-180 của Nga cho các tên lửa Atlas nữa.

ULA là một trong rất ít công ty đang đấu thầu để giành hợp đồng tiến hành 25 vụ phóng vệ tinh cho Không quân Mỹ trong thời gian 5 năm. Dự kiến, hai công ty chiến thắng sẽ được công bố vào năm 2020./.