Các nhà khoa học vừa tìm thấy một loại vi khuẩn có khả năng “ăn” được các thiên thạch phát triển mạnh trên các kim loại được tìm thấy trong các khối đá ngoài Trái đất đã rơi xuống Trái đất.
Được đặt tên là Metallosphaera sedula, các nhà sinh vật học đang nghiên cứu loại vi khuẩn này và khả năng đặc biệt của nó để lấy năng lượng từ các nguồn tài nguyên ngoài Trái đất.
Hình ảnh M. sedula đang “ăn” thiên thạch ngoài Trái đất.
M. sedula ban đầu được phân lập từ một khu vực núi lửa ở Italia. Nó thuộc các sinh vật đơn bào được gọi là archae, không liên quan đến vi khuẩn, virus, động vật, thực vật hoặc nấm. Chúng có thể khai thác năng lượng từ các nguồn vô cơ thông qua một quá trình oxy hóa.
Không giống như các sinh vật khác, M. sedula tiêu thụ các hợp chất vô cơ được tìm thấy trong thiên thạch. Để điều tra điều này, các nhà nghiên cứu đã đưa M. sedula lên các mảnh đã khử trùng của NWA 1172, một thiên thạch đa kim loại giàu sắt được tìm thấy cách đây 19 năm ở Algeria. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chúng thực sự phát triển nhanh hơn nhiều trên thiên thạch so với các khoáng sản có nguồn gốc trên mặt đất.
Để đảm bảo điều này chỉ là do cấu trúc xốp của thiên thạch cung cấp nhiều diện tích bề mặt hơn, các nhà nghiên cứu cũng đã chạy thử nghiệm tương tự với các mẫu trên mặt đất. Một lần nữa, thiên thạch đã chứng tỏ là “món ăn” dẫn đến sự tăng trưởng nhanh hơn của M. sedula.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tetyana Milojevic, thuộc Khoa Hóa sinh học tại Đại học Vienna, Áo, cho biết, khả năng của M. sedula có thể “ăn” các thiên thạch một cách hiệu quả có thể có một số ứng dụng thực tế. Bằng cách theo dõi sự di chuyển của các thành phần vô cơ từ thiên thạch vào tế bào vi sinh vật, nhóm nghiên cứu đã có thể theo dõi các dấu vết của vi sinh vật để lại trên vật liệu ngoài Trái đất.
Thông tin này cũng có thể được sử dụng như một công cụ để hiểu thêm về vấn đề hóa sinh học của thiên thạch và thậm chí tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài Trái đất ở những nơi khác trong Hệ Mặt trời và hơn thế nữa.
"Các nghiên cứu của chúng tôi xác nhận khả năng của M. sedula thực hiện quá trình biến đổi sinh học của khoáng vật thiên thạch, làm sáng tỏ dấu vết vi khuẩn còn sót lại trên vật liệu là thiên thạch và cung cấp bước tiếp theo để hiểu về hóa sinh học của thiên thạch”, Milojevic giải thích thêm.
Theo Dantri