Tàu đổ bộ Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã đổ bộ thành công lên phần tối của Mặt Trăng và các nhà khoa học của quốc gia này đã có những công bố đầu tiên.
Theo đó, khu vực lưu vực Nam Cực-Aitken của Mặt Trăng cho thấy những bí mật của lớp phủ.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học thuộc Đài quan sát thiên văn quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tiết lộ rằng, thành phần của bề mặt Mặt Trăng ở khu vực Nam Cực - lưu vực Aitken “hơi khác” so với dự kiến.
Các nhà khoa học Trung Quốc với những bằng chứng mới cho rằng, thực tế Mặt Trăng không phải lúc nào cũng lạnh và chết chóc như ngày nay. Thay vào đó, nó có khả năng bắt đầu như một khối đá nóng chảy, khổng lồ, chứa đầy một đại dương magma.
Các đại dương này dần dần nguội đi, lắng đọng các khoáng chất nặng như olivin màu xanh lá cây hoặc pyroxene canxi thấp sâu hơn vào lớp phủ Mặt Trăng. Các khoáng chất ít đậm đặc hơn nổi lên trên đỉnh, tạo cho Mặt Trăng một loạt các lớp địa chất rõ rang. Lớp vỏ, lớp trên cùng, bao gồm chủ yếu là nhôm silicat hoặc plagiocla.
Nhà khoa học Li Chunlai, cho biết: "Hiểu về thành phần của lớp phủ Mặt Trăng là rất quan trọng để kiểm tra xem một đại dương magma có tồn tại hay không, như đã được đưa ra, nó cũng giúp thúc đẩy sự hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa nhiệt và magma của Mặt Trăng".
Hiểu được thành phần của lớp phủ của Mặt Trăng còn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về kết cấu bên trong của các hành tinh khác, bao gồm cả Trái Đất.
Trước đó, tàu thăm dò Hằng Nga-4 đã đổ bộ thành công xuống bề mặt của miệng núi lửaVon Kármán ở lưu vực Nam Cực-Aitken, thuộc phần nửa tối của Mặt Trăng, vào lúc 10:26 sáng ngày 3/1/2019 (giờ Bắc Kinh).
Theo Dantri