Bệnh nhân ung thư vú có thể được khuyến cáo không ăn măng tây và một số thực phẩm khác trong chế độ ăn uống hàng ngày, để giảm nguy cơ bệnh lan rộng.

Các nhà nghiên cứu đang điều tra xem liệu có một sự thay đổi hay không trong chế độ ăn uống có thể giúp ích cho các bệnh nhân mắc các khối u vú sau các nghiên cứu trên chuột cho thấy asparagine, một hợp chất lần đầu tiên được tìm thấy trong măng tây và trong nhiều thực phẩm khác, làm lan rộng căn bệnh qua các cơ quan khác.

Khi các nhà khoa học giảm asparagine trong các con vật ung thư vú, họ thấy rằng số lượng các khối u phụ trong các mô khác giảm đáng kể. Sự lan rộng các tế bào ung thư thường qua xương, phổi và não, là nguyên nhân chính gây tử vong cho các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú. “Đây là một chỉ dẫn đầy hứa hẹn và một trong rất ít trường hợp qua đó có một căn cứ khoa học đối với việc thay đổi chế độ ăn uống ảnh hưởng đến ung thư”, GS Greg Hannon, giám đốc viện Nghiên cứu ung thư Anh quốc ở Cambridge, chủ trì đề tài, nói.

Asparagine là một acid amin được tạo ra một cách tự nhiên trong cơ thể như là một khối protein. Nhưng chất này còn tìm thấy trong dinh dưỡng, và các mức độ cao trong một số thịt, rau quả và sản phẩm từ sữa. Nhóm chuyên gia quốc tế về ung thư từ Anh, Mỹ và Canada đã nghiên cứu trên chuột mắc một dạng ung thư vú xâm lấn. Chuột phát triển các khối u khác trong chừng một tuần lễ và có xu hướng chết vì bệnh trong vài tháng.

Măng tây nướng BBQ với chanh, phô mai và rau bạc hà. asparagine trong măng tây làm u ngực lan rộng. Ảnh: TL

Viết trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu mô tả họ đã giảm khả năng ung thư vú lan rộng ở loài vật bằng cách ngăn chận asparagine bằng loại thuốc L-asparaginase. Trong một phạm vi nhỏ hơn, họ còn cho các con vật tuân thủ một chế độ dinh dưỡng với mức asparagine thấp, cũng mang lại tác dụng. Từ các kết quả này, các nhà khoa học đã khảo sát các bệnh sử của ung thư nơi người, và thấy rằng khối u ngực tiết ra nhiều asparagine nhất dường như lan rộng, khiến bệnh nhân chết sớm. Tương tự như thế ở ung thư đầu, cổ và thận.

Asparagine xuất hiện giúp cho các tế bào ung thư thay đổi thành một dạng dễ dàng lan rộng từ ngực, qua máu, đến các cơ quan khác và chúng lớn thành các khối u thứ cấp, Hannon cho biết. Khống chế mức độ asparagine làm giảm sự lan rộng của ung thư vú khắp cơ thể, nhưng không có tác dụng gì trong ngăn ngừa khối u ngực tạo thành ở nơi đầu tiên.

Nếu các phát hiện có nơi con người, các bệnh nhân ung thư vú có thể được chỉ định chế độ ăn uống với lượng măng tây thấp trong lúc họ trải qua các trị liệu truyền thống như hoá trị. Nhưng vì asparagine có mặt khắp nơi trong thực phẩm, thuốc nhắm đến acid amin này có thể hiệu quả hơn. L- asparaginase tiêu diệt acid amin trong máu, nhưng nhiều thuốc mục tiêu có thể khống chế việc sản sinh ra acid đó.

“Đây là một trường hợp mà chúng ta có thể chứng minh ở mức sinh hoá sâu, khi thay đổi chế độ ăn uống có thể tác động như thế nào đến các đặc tính của các tế bào gây ra tiến triển cho căn bệnh chết người”, Hannon nói. “Nhưng đương nhiên là cho tới khi nghiên cứu trên người xong, đây không phải là phương pháp tự người tiêu dùng ngừa ung thư”.

GS Keqiang Ye, một chuyên gia ung thư tại đại học Emory ở Atlanta, cho rằng điều trị bằng thuốc hứa hẹn hiệu quả hơn là chế độ ăn uống. “Asparagine tìm thấy thường xuyên trong nhiều nguồn động thực vật khác nhau nên kiêng khem không phải là cách tiếp cận tốt”, Ye nói.

Nữ nam tước Delyth Morgan, giám đốc cơ quan Nghiên cứu ung thư nhân đạo Breast Cancer Now, nói: “Khám phá sớm sủa này có thể đem lại một phương thức mới được chờ đợi lâu nay trong việc ngăn ngừa ung thứ vú lan rộng – nhưng chúng ta lần đầu tiên cần am hiểu vai trò thực sự của dưỡng chất này nơi các bệnh nhân. Với gần 11.500 phụ nữ vẫn tử vong do ung thư vú mỗi năm tại Anh quốc, chúng ta cần khẩn trương ngăn chận việc bệnh di căn khắp cơ thể, giúp có thể chữa lành bệnh”.

“Dựa trên bằng chứng hiện nay, chúng ta không yêu cầu bệnh nhân hoàn toàn kiêng cữ bất kỳ loại thực phẩm nào có liên quan trong chế độ dinh dưỡng của họ mà không tham khảo ý kiến thầy thuốc của họ. Chúng ta cũng khuyến khích toàn bộ bệnh nhân tuân thủ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thay đổi – giàu trái cây, rau củ, đậu và hạn chế các loại thịt chế biến công nghiệp và các loại thực phẩm nhiều béo hoặc đường – để giúp họ cơ hội sống tốt nhất”.