Dùng chung đồ dễ lây nhiễm mụn cóc
Mụn cóc thường gặp phát triển trên da do virut HPV (human papillomavirus) gây ra. Chúng có thể mọc ở bất cứ vùng nào trên da, thường gặp nhất là ở bàn tay, hay dưới lòng bàn chân, ngón chân, bộ phận sinh dục.
>> Xem thêm: Clip: 6 cách đánh bay mụn đầu đen ở cánh mũi và má
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng, Bệnh viện Da liễu trung ương, người bệnh không cần quá lo lắng bởi virut HPV gây ra mụn cóc tương đối vô hại chứ không phải chủng virus HPV gây các bệnh nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung. Hơn nữa, mụn cóc có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
>> Xem thêm: Clip: Bí quyết rửa mặt trị mụn siêu hiệu quả
Tuy nhiên, bệnh có thể lây lan do sự phát tán của virut thông qua tiếp xúc. Mức độ lây lan nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng đề kháng của bệnh nhân. Ngoài ra, nếu chúng ta dùng chung đồ với người có mụn cóc (khăn mặt, khăn tắm, giầy dép, quần áo) cũng có thể bị lây.
Mụn cũng có thể tự lây lan trên bản thân người bệnh. Càng để lâu, mụn cóc càng có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó nên điều trị sớm, giúp ngăn ngừa virut lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể hoặc cho người khác.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ, mụn cóc có thể tái phát sau khi điều trị có thể trở thành vấn đề dai dẳng. Vì vậy, người bệnh phải điều trị dứt điểm không chỉ những “mụn cóc mẹ” mà còn phải tiêu diệt “mụn con” ngay từ khi có dấu hiệu.
Lưu ý khi chữa mụn cóc
Theo bác sĩ Hưng, để điều trị mụn cóc, có thể sử dụng dung dịch axit Salicylic và Lactic (Duofilm, Collomack), chấm nitơ lỏng, đốt điện, tiểu phẫu… Tuy nhiên tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị hợp lý.
Về các biện pháp dân gian để trị mụn cóc, TS Hưng cho biết, cho đến nay chưa có cơ sở khoa học cho các phương pháp đó. Người bị mụn cóc cũng không được tự ý can thiệp vào nốt mụn như dùng dao lam rạch, kim châm,… bởi rất dễ gây nhiễm trùng.
Trong trường hợp mụn cóc không quá nhiều, mọc lẻ tẻ, có thể dùng tỏi để bôi lên nốt mụn. Theo TS Hưng, trong số các biện pháp dân gian, đây là cách làm có tính khoa học nhất. Trong tỏi chứa hàm lượng các chất hoạt tính như Azooene, dianllil disulfide và hoạt chất lưu huỳnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng khá hiệu quả.
Tuy nhiên, TS Hưng khuyến cáo, bôi tỏi lên vùng bị mụn cóc nếu không cẩn thận sẽ gây nên hiện tượng bỏng da. Do đó, người bệnh chỉ sát tỏi vào nốt mụn nhưng không nên để lâu quá 10 phút. Đồng thời, cũng nên hạn chế tiếp xúc với nước.
Cách giảm nguy cơ lây lan mụn cóc
- Không tỉa, chải hoặc cạo khu vực có mụn cóc để tránh lây lan virut.
- Không sử dụng cùng dụng cụ móng tay cắt trên mụn cóc rồi sử dụng trên móng tay khỏe mạnh.
- Đừng cắn móng tay nếu có mụn cóc gần các móng tay.
- Giữ bàn tay như khô nhất có thể, vì mụn cóc có nhiều khó khăn để kiểm soát trong một môi trường ẩm.
- Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc.
- Sử dụng giày dép tắm hoặc đồ riêng.