Các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm trên ba loại chuột đã bị mất trí nhớ thời gian dài. Họ xác định những tế bào não liên kết với ký ức về một cơn co giật ở chân. Việc sử dụng ánh sáng xanh để kích hoạt các tế bào bộ nhớ hoặc kích thích các tế bào được gọi là engram, có thể sẽ phục hồi được ký ức về cơn co giật này.
Điều đó chứng minh rằng phần trí nhớ này đã được mã hóa nhưng không có liệu pháp ánh sáng thì chuột rất khó khăn để lấy lại được nó. Nhưng chúng chỉ nhớ được ký ức này trong thời gian trị liệu ánh sáng. Một ngày sau đó, khi chúng được đưa về hoàn cảnh bị co giật, chúng không còn có thể gợi nhớ lại được.
Đây có thể là bước tiến mới trong việc lấy lại trí nhớ ở những bệnh nhân bị mất trí, dù vẫn còn nhiều việc phải làm. Theo các nhà nghiên cứu, bệnh nhân bị Alzheimer có thể không có vấn đề về mã hóa ký ức mà là ở chỗ họ khó lấy lại phần ký ức ấy.
Tuy biện pháp đã sử dụng ở chuột khó có thể áp dụng lên con người vì có hại nhưng thông tin có được từ thí nghiệm trên động vật sẽ giúp ích cho trị liệu kích ứng não bộ sau này.
Alzheimer là một chứng bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính bắt đầu từ từ và ngày càng tệ hơn. Nó chiếm 60%-70% tỉ lệ người bị mất trí nhớ.
Bộ nhớ là chức năng sinh học cho phép sinh vật mã hóa, lưu trữ, lấy lại thông tin trong ký ức. Khi bộ nhớ lấy thông tin, não sẽ làm lại một mô hình hoạt động thần kinh đã được tạo thành để phản ứng với hoàn cảnh đặc biệt mà nó ghi nhớ phần ký ức ấy.
Trong thời gian đầu bị Alzheimer, chứng mất trí phát triển dần dần từng phần một, người bệnh quên dần từng chi tiết của sự kiện như thời gian, địa điểm, cảm xúc… Theo nghiên cứu mới này, phần ký ức ấy vẫn được lưu trữ và não vẫn có thể mã hóa thông tin.