Tàn nhang thường xuất hiện trên khuôn mặt và bàn tay cũng như một số vùng khác trên cơ thể khi chúng bị phơi trần nhiều ngoài ánh nắng, cơ bản là do những tế bào đặc biệt của làn da làm sản sinh sắc tố melanin gây nên.
Tàn nhang hay gọi là tàn hương, là các đốm tròn nhỏ, sậm màu, nằm trên bề mặt da và phân bổ thành từng đám, phát triển rất nhanh sau khi vùng da đó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt. Chúng rất đa dạng và phong phú về màu sắc, có người màu đỏ, có người màu vàng, nâu vàng, nâu sáng và cũng có trường hợp là màu đen. Nhưng dù mang màu sắc gì thì chúng luôn luôn sậm hơn so với vùng da xung quanh, đó chính là do sự phát triển quá mức của các sắc tố trong tế bào da hay còn gọi là melanin. Và chúng thường chỉ xuất hiện ở những người có làn da sáng màu.
Nguyên nhân nào gây ra tàn nhang?
Tàn nhang thường xuất hiện ở những người có làn da trắng, mỏng, mịn. Những người có màu tóc vàng hoặc đỏ, người có thể trạng ốm yếu, tàn nhang lại càng xuất hiện rõ hơn.
Tàn nhang thường xuất hiện trên khuôn mặt và bàn tay cũng như một số vùng khác trên cơ thể khi chúng bị phơi trần nhiều ngoài ánh nắng, cơ bản là do những tế bào đặc biệt của làn da làm sản sinh sắc tố melanin gây nên.
Tàn nhang cũng có thể xuất hiện do khi phơi làm cho da rám nắng. Khi những tia nắng thâm nhập vào da, chúng làm kích hoạt những tế bào biểu bì tạo hắc tố làm cho vết tàn nhang càng sậm màu và nhiều hơn, mặc dù sự phân bổ của sắc tố melanin lại không giống nhau.
Tuy nhiên, mặt trời không phải là tác nhân duy nhất tác động tới quá trình xuất hiện của tàn nhang. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng yếu tố di truyền cũng có ảnh hưởng đáng kể tới quá trình này. Đó là một loại nhiễm sắc thể có trong gen quy định tế bào biểu bì tạo hắc tố còn được gọi là MCIR.
Tàn nhang cũng thường xuất hiện trong thời gian mang thai, do có sự thay đổi hormone trong cơ thể của người phụ nữ. Sau khi sinh, tàn nhang có thể giảm đi đáng kể. Ở những phụ nữ thường xuyên dùng thuốc tránh thai, tàn nhang cũng ít xuất hiện hơn.
Sự thay đổi bất thường của những hormone trong cơ thể, phản ứng phụ gây ra khi sử dụng một số chủng loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra tàn nhang.
Cơ chế hoạt động của tàn nhang cũng giống như các vết rám nắng (mặc dù sự phân bổ các sắc tố da là không giống nhau). Tàn nhang xuất hiện chủ yếu trên da mặt, nhưng ta cũng vẫn có thể bắt gặp chúng trên các vùng da khác có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không giống như các vết cháy nắng có thể xóa bỏ dễ dàng với các phương pháp trị liệu như dùng kem hoặc siêu mài mòn bằng tia laser, tàn nhang không thể bị xóa mờ. Với những người bị tàn nhang nhiều, nguy cơ bị ung thư da hoặc bị cháy nắng cao hơn so với những người khác.
Các dạng tàn nhang
Có 2 dạng tàn nhang cơ bản, đó là nốt tàn hương và lốm đốm. Dạng thứ nhất là những vết đốm bằng phẳng màu đỏ hoặc nâu nhạt thường xuất hiện trên da vào mùa hè và nhạt dần vào mùa đông, do di truyền gây ra. Còn dạng thứ hai có màu sắc sậm hơn, không nhạt đi vào mùa đông và cũng do di truyền gây ra.
Biện pháp phòng ngừa tàn nhang
Tàn nhang xuất hiện trên da mặt làm cho người phụ nữ thiếu tự tin nhưng hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh này. Với những người có làn da đặc biệt nhạy cảm, dễ tổn thương với ánh sáng mặt trời, tàn nhang có thể dẫn đến ung thư da. Vì thế, việc phòng ngừa luôn tốt hơn là để tàn nhang xuất hiện mới điều trị.
Những người bị tàn nhang do yếu tố di truyền, cần che chắn bất cứ khi nào thích hợp và hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Điều này giúp ngăn ngừa tàn nhang phát sinh đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây ung thư da.
Tránh ra ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian ánh sáng mặt trời khắc nghiệt nhất trong ngày. Khi ra ngoài trời, đội mũ rộng vành, mặc quần áo tay dài có cổ.
Sử dụng kem chống nắng có thành phần cản tia UAV và UBV. Bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài trời, ngay cả khi bạn đi taxi, đội mũ, che ô và kể cả khi trời nhiều mây. Cứ 2 tiếng đồng hồ lại bôi kem chống nắng một lần.
Kiểm tra thành phần của các loại dược phẩm mà bạn đang sử dụng. Có thể một trong các thành phần này có khả năng làm tăng sự nhạy cảm của da bạn đối với ánh nắng mặt trời, ví dụ acid alpha hydroxy và benzoly peroxide và một số thành phần trong thuốc kháng sinh và thuốc tránh thai.
Chế độ dinh dưỡng nhiều vitamin A, C, E có trong rau củ, trái cây, cũng góp phần làm tăng khả năng đề kháng của da dưới sức nóng mặt trời.