Hội chứng ngón tay cò súng, mỏi cổ, cận thị, mất ngủ, nhiễm khuẩn, vô sinh... là những vấn đề thường gặp khi sử dụng điện thoại thường xuyên.
|
Thường xuyên dùng ngón cái lướt smartphone dễ dẫnđến viêm gân.Ảnh: Thi Trân.
|
Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM cho biết lượng người bịbệnh"ngón tay cò súng" đang ngày càng tăng. Bệnh còn có têngọi khác là ngón tay lò xo, ngón tay bật, viêm bao gân gấp hay viêm gân gấp ngón tay. Đâylà vấn đề vềxương khớp thường xảy ra ở các ngón tay, đặc biệt với những người hay lướtsmartphone,ngón cái thườngbị nặng hơn do được sử dụng nhiều hơn.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhâncó thể thấy đau nhẹ ở dưới đáy các ngón tay, ấn vào cócảm giácđau, cử động thấy vướng. Đặc biệt ngón cái rất khó gập lại. Khi cố gắng gập hoặc duỗi ra, thường nghe một tiếng “bậc”. Những cơn đau có xu hướngnặng vào buổi sáng và nhẹ dần lên trong ngày.
Nguyên nhân cơ bảngây bệnh "ngón tay cò súng" là thói quensử dụng tay quá mức. Đối tượng dễ bị gồm nhữngngười thường xuyên lướtđiện thoại thông minh,nhân viên văn phòng, thợ may, thợ hồ, nhân viên đánh máy, người bấm điện thoại liên tục. Một số bệnh lý kháccũng là yếu tố nguy cơnhư viêm đa khớp dạng thấp, gout, u bao hoạt dịch.
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh này. Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ chỉkê đơn thuốc kháng viêm để giảm sưng gân và bao gân bị viêm. Nặng hơn có thể tiêm kháng viêm tại chỗ giúp giảm nhanh triệu chứng tê nhức, tiêm tối đa từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 tuần. Nếu bệnh không bớt, có thể phẫu thuật. Điều kiện quan trọng nhất làbệnh nhân phải điều chỉnh thói quen dùng thiết bị cũng nhưchế độ làm việc mới khỏi. Nếu không bệnh sẽ tái phát hoặc lan sang các ngón khác.
Theo ghi nhận thực tế của bác sĩ Nhân, nhiều ngườitìm đến bệnh viện khi có triệu chứng tê nhức dữ dội, được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nhưng họ không bỏ đượchành vi nguy cơ. Dù bị những cơn đau hành hạ, được bác sĩ kê đơn thuốc về uống nhưng bệnh nhânkhông thể ngừng lướt điện thoại thông minh làm chotình trạng tê nhức ngày càng nặng hơn.
Thạc sĩ bác sĩ Lê Văn Tư, Chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết bệnh nhânđến khám dobị đau khớp ngón cái ngày càng trẻ và hầu hếtcóthói quendùng điện thoại hoặc các thiệt bị di động khác. Bác sĩ giải thích khi dùng ngón tay lướtđiện thoại lâu vàthường xuyên, khớp sẽbị ma sát nhiều lần dẫn đến thoái hóa sớm vàviêm khớp. Bác sĩ khuyên khi có dấu hiệu mỏi, nhức, cần giảm vận động ngón cái vàđến bác sĩ để khám kiểm tra. Có thể dùng thuốc hoặctiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) để phục hồi khớp bị tổn thương.
Ngoài ra, bác sĩ Tư cảnh báo tình trạng sử dụng thiết bị thông minh quá mức còn gây ramột số "căn bệnh thờiđại" làm giảm chất lượng cuộc sốngnhư:
Mỏi cổ
Khi thường xuyên cúi xuống bấmđiện thoại, cột sống cổ của chúng tagiữ lâu ở một tư thế sẽ dẫn đến căng cơ, giảm tuần hoàn máu,thiếu máu,gây ra đau mỏi cổ. Tình trạng nàykéo dài dễ dẫn đếnthoáihóa cột sống cổ. Kết hợp với việc dùng tay cầm điện thoại lâu sẽ gây hội chứng vai - gáy.
Tật mắt
Dùng thiết bị thông minhthường xuyên ở khỏang cách gần có nguy cơ gây mỏi mắt, chảy nước mắt sống và các tật khúc xạ như cận thị...
Mất ngủ
Việc đặt điện thoại trên giường khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe trí não. Nghiên cứu cho thấy nhiều sinh viên sử dụng thiết bị thông minh để lướt web, đọc báo, xem video hoặc chat trước khi đi ngủ. Ánh sáng phát ra từ thiết bị vừa có hại cho mắt vừa đánh lừa não, khiến cho não tưởng rằngtrời vẫn còn sáng nên thay đổi đồng hồ sinh học. Đó là lý do ngày càng nhiều người có thói quen thức đêm ngủ ngày.
Ảnh hưởngđến sức khỏe sinh sản
Dù còn nhiều tranh cãi, song một số chuyên gia trên thế giới cảnh báo thói quenđể điện thoại trong túi quần thường xuyên sẽảnh hương đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt ở nam giới.
Nhiễm khuẩn
Vi khuẩn từ màn hình điện thoại hoặcmáy tính bảng không được làm sạch thường xuyên sẽ là vật trung gian lây truyền các bệnh hô hấp, tiêu hóa cho người dùng.
Bệnh lý về tinh thần
Quá phụ thuộc vào thiết bị thông minh dễ dẫn đến "nghiện". Về lâu dài có thể sinh ra các bệnh lý về tinh thần, trầm cảm, sống ảo, xa rời thực tế, thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh, xu hướng thiếu thực tế khi nhìn nhận về bản thân và mọi người. Thậm chí nhiều người cho biếtcảm thấy mất phương hướng, bồn chồn, lo lắng, cáu gắt khi không có thiết bị thông minh bên cạnh.
Ngoài ra hầu hết những người sử dụngđiện thoại cơ bản haythông minh thườngbịámảnh bởi "hội chứng rung vàâm thanhảo". Từ cuộc gọi, tin nhắn, báo thứcđến thông báo của cácứng dụngđều phát ra tín hiệu rung hoặctiếng nhạc. Nếu người dùng không kiểm tra ngay sẽ cảm thấy bất an, lo lắng, bồn chồn, không thể tập trung vào việc khácđược. Về lâu dài theo quán tính, họ thường xuyên"thấycó cái gìđó đang rung trong túihoặc tiếng nhạc báo hiệu cuộc gọi, tin nhắn", nhưng khi lấy ra xem lạichẳng có gì, thậm chíđiện thoạiđangđặtở nơi khác.