Ho là cách để cơ thể đẩy các chất bài tiết, vi khuẩn, bụi bẩn... ra khỏi đường thở. Để chữa trị ho hiệu quả, các bác sĩ chú trọng vào việc đẩy lùi các nguyên nhân gây ra ho. Trong đó, phương pháp sử dụng mật ong và quất cho thấy những hiệu quả tuyệt vời.
1. Quả quất (tắc)
Quất có tác dụng trị ho hiệu quả. Ảnh minh họa.
Quất từ lâu đã được trồng làm cây cảnh, làm gia vị và làm thuốc. Trong quả quất có chứa rất nhiều pectin, sắt, đồng, các vitamin, các acid hữu cơ và các loại tinh dầu.
Theo Đông y, quả quất có vị ngọt chua, tính ấm, có công năng hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Từ lâu, ông bà ta đã sử dụng quả quất như một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Cách dùng:
Quất chưng đường phèn.
Các loại ho: Dùng một vài trái quất ngâm với muối, ngậm quả hoặc uống nước. Có thể dùng quất hấp cách thủy với một ít đường phèn đến khi thành dạng siro.
Ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10 g, lá thạch xương bồ 10 g, đường phèn 20 g. Hấp cách thủy, uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 – 10 ml.
Lưu ý: Những người bị đau dạ dày không nên sử dụng quất vì trong quất có nhiều acid hữu cơ có hại cho dạ dày.
2. Mật ong
Mật ong là vị thuốc quý ở cả Đông y và Tây y. Ảnh minh họa.
Mật ong là vị thuốc quý, được sử dụng để bồi dưỡng tỳ vị, giúp tăng khẩu vị, nhuận phế, trị các chứng ho mạn tính, ho ra máu. Thông thường, mật ong thường được dùng kết hợp với quất, tỏi, gừng để chữa ho hiệu quả.
Cách dùng:
Tỏi ngâm mật ong.
Mật ong hấp tỏi: Tỏi 4-5 nhánh, đập dập, trộn đều với mật ong, hấp cách thủy cho đến khi có mùi hắc. Uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 5-10 ml.
Mật ong gừng: Trộn 1 thìa gừng, 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong với nước nóng khuấy đều. Dùng mỗi ngày 3 lần, nên nhấp từng ngụm một.
Mật ong hấp quất: Lấy 4-5 quả quất bỏ vỏ, bỏ hạt, thái lát trộn đều với mật ong, đem hấp khoảng 10-15 phút. Sau khi hấp, mật ong và quất sẽ giống như siro, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 5-10 ml.
Lưu ý: Khi đang sử dụng các loại thuốc có chứa acetaminophen thì không nên sử dụng mật ong.