Ngồi điều hòa nhiều dễ viêm
họng cấp tính, thậm chí nhũn não
Gặp lạnh đột ngột cũng rất dễ dẫn đến viêm họng đỏ cấp tính, một
loại bệnh chiếm tới 90% số trường hợp trong các loại bệnh viêm họng.
Bệnh viêm họng đỏ cấp tính thường xảy ra đột ngột sau lạnh như tắm
nước lạnh, tắm nơi không kín gió, có gió lùa, tắm xong không lau khô người mà mặc áo quần ngay.
Bệnh cũng có thể xảy ra đột ngột khi đang ở ngoài nóng vào ngồi ngay trước máy lạnh hoặc gặp thời
tiết chuyển mùa đột ngột...
|
Những người thường xuyên ngồi trong
phòng điều hòa hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đây chính là phản ứng mất cân bằng thần kinh não
thường gặp do môi trường điều hòa gây ra |
Nhiệt độ trong môi trường điều hòa quá chênh lệch so với nhiệt độ
ngoài phòng, uống nước lạnh khi người đang nóng bừng bừng… khiến hệ thống niêm mạc của xoang mũi bị
khô, giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn đã tích tụ sẵn trong các hốc xoang
phát triển.
Những người thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa hay cảm thấy
chóng mặt, hoa mắt, đây chính là phản ứng mất cân bằng thần kinh não thường gặp do môi trường điều
hòa gây ra. Ngoài gây ra bệnh cảm cúm, điều hòa còn có thể làm tổn thương não.
Khi người ta đi từ ngoài vào trong phòng điều hòa do lạnh đột ngột
dẫn đến hệ thần kinh thực vật của cơ thể khó thích ứng kịp, sẽ xuất hiện triệu chứng "bệnh điều
hòa", với biểu hiện như dễ tức giận, căng thẳng, mất ngủ…
Người đang đi nắng ra nhiều mồ hôi cũng không nên bước vào phòng
điều hòa ngay, cần ngồi lại một lát có ráo mồ hôi sau đó mới bước vào phòng lạnh.
Các bác sĩ khuyến cáo mọi người kể cả ở nhà cũng như ngoài công sở
chỉ nên để điều hòa ở mức 25 đến 28 độ C là phù hợp. Bổ sung các khoáng chất, uống nhiều nước để
tránh mất nước, khô da.
Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần
đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ
em. Nên tắm bằng nước ấm, nhất là những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Tắm xong
cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Sau tắm không nên ngồi trước quạt
hoặc trong phòng điều hoà lạnh (bất kể là mùa lạnh hay mùa nóng).
Nước đá giảm nhiệt nội tạng
đột ngột dẫn tới hư thận
Mùa hè nắng nóng, khi lao động, tập luyện, đi lại... mồ hôi ra
nhiều làm cho chúng ta rất khát nước. Vừa nóng vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá hoặc
bia lạnh vì nghĩ là sẽ mát và đỡ khát. Nhưng sự thực lại không đúng như vậy. Vì các phân tử nước
trong nước uống lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ rất khó thấm vào tế bào, nên dù bạn có uống nước
lạnh thì cơ thể vẫn rất khát.
|
Cơ thể đang nóng, các cơ quan đang
hoạt động hết công suất để tản nhiệt, bỗng uống một ly nước đá vào, hoạt động của bộ máy lại phải
thay đổi 180 độ để thay vì giảm nhiệt thì phải tăng nhiệt để quân bình nhiệt độ cơ
thể. |
Trái lại trong nước uống nóng, đơn phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu
vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất. Do đó uống nước đá lạnh không hết khát nhanh bằng uống
nước nóng, hoặc hơi âm ấm. Nếu bạn thường xuyên uống lạnh sẽ bị thiếu nước cung cấp cho tế bào.
Ngoài ra khi cơ thể đang nóng lại gặp lạnh tác động vào khiến nó
phải tự động hóa giải cái lạnh đó để quân bình nhiệt độ giữa các vùng của cơ thể, việc này khiến cơ
thể phải hao phí năng lượng một cách vô ích. Và nếu sự kiện này xảy ra hàng ngày thì rõ ràng nó làm
cho cơ thể càng lúc càng suy yếu nhất là lẽ lôi kéo các cơ quan liên hệ nó suy yếu theo. Thường đó
là tạng thận, một tạng quan trọng số một nếu không nói là gốc của sinh mệnh con người (theo Đông
Y). Mà khi mạch thận hư thì bệnh kể như khó cứu.
Uống nước lạnh có hại với cơ thể nôm na như ta đang nung một viên
đá vôi rồi quăng nó vào nước lạnh, nghe thấy xèo một cái và viên đá vỡ tung. Sự thay đổi nhiệt độ
đột ngột dẫn tới một sự phá hủy kinh khủng như thế.
Cơ thể đang nóng, các cơ quan đang hoạt động hết công suất để tản
nhiệt, bỗng uống một ly nước đá vào, hoạt động của bộ máy lại phải thay đổi 180 độ để thay vì giảm
nhiệt thì phải tăng nhiệt để quân bình nhiệt độ cơ thể.
Tất nhiên, uống nước đá không có hại ngay lập tức mà tác hại của nó
đến từ từ, suy thận là một kết quả tất yếu.
Mặt khác tuy đồ uống lạnh có làm ta sảng khoái nhưng đối với người
mới cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được nên làm tăng nguy cơ
sốt. Tuy nhiên để vừa giải khát vừa làm mát cơ thể khi nóng và khát, chúng ta có thể uống nước lạnh
khoảng 8-15 độ C, với các loại nước đun sôi để nguội, nước cam, chanh, mía... và uống nên từ
từ.
Nếu bạn uống lạnh quá mức cho phép sẽ làm cho các vi mạch máu trong
dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hoá và sát
khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến bị đau bụng, tiêu chảy cấp.
Nhiệt độ điều hòa bao nhiêu
là tốt cho sức khỏe
Đối với phòng làm việc, nơi tập trung đông người thì nên chọn loại
công suất phù hợp với diện tích, tránh lãng phí điện năng.
Theo khảo sát trong những ngày hè nóng thì mọi người thường bật
điều hòa từ 16-18oC, điều này là không nên. Các chuyên gia khuyên rằng không nên để nhiệt độ điều
hòa trong phòng chênh lệch quá nhiều so với môi trường bên ngoài vì khi đó cơ thể sẽ không kịp điều
chỉnh hai nền nhiệt độ khác nhau.
Nên duy trì nhiệt độ từ 20-24oC là hợp lý, thấp hơn môi trường
ngoài khoảng 5oC là hợp lý. Đặc biệt, với phòng có trẻ nhỏ, càng phải rút ngắn sự chênh lệch này để
không ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp của trẻ.
Tránh tiếp xúc ngay với môi trường điều hòa khi cơ thể đang đổ
nhiều mồ hôi do vận động, có thể bị sốc vì nhiệt độ. Với nhiều người thể trạng yếu có thể bị sốt
nhẹ, khô môi và khô cổ họng. Nên ngồi trước quạt cho nhiệt độ cơ thể và mồ hôi giảm bớt trước khi
vào phòng điều hòa.
Những ai không nên uống nước
đá lạnh
Trẻ nhỏ
Với trẻ nhỏ, nước đá hoặc các đồ lạnh sẽ gây ra các triệu chứng
đường ruột như tiêu chảy, đau bụng hoặc đau họng, ho… Ngoài ra nếu nước đá vệ sinh không đảm bảo
thì trẻ nhỏ còn bị rối loạn tiêu hóa, hay mắc các bệnh đường ruột khác. Lí do là vì đường ruột và
dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, cực kỳ nhạy cảm đối với những kích thích của nước
lạnh, đồ uống lạnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không nên cho uống
nước lạnh và dùng các đồ uống lạnh
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các
mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt
sức, cho nên cần phải hạn chế dùng đồ uống lạnh.
Người bị bệnh viêm gan
Người bị viêm gan được khuyên nên uống nhiều nước, nhưng phải kiêng
không được uống nước đá. Mặc dù nước lạnh không ảnh hưởng gì đến bệnh tình của người bị viêm
gan.
Tuy nhiên nếu nước đá không được sản xuất an toàn sẽ gây ảnh hưởng
đến sức khỏe người bị viêm gan. Lí do bởi vì gan của những người này đã bị tổn thương, chức năng
lọc của gan kém nên những thứ bẩn từ nước đá có thể nhanh chóng tích tụ vào gan sẽ khiến bệnh nặng
hơn.
Người bị bệnh tim mạch
Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày,
có thể dẫn đến việc co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp,
đau cơ tim. Chính vì thế, những người bị bệnh về tim mạch khi bệnh tình khá nặng thì tốt nhất không
nên sử dụng đồ uống lạnh.
Người bị bệnh về tiêu hóa
Những người bị bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày cấp tính, viêm
đường ruột cấp tính… nếu uống nước lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ
dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng
sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến các chứng bệnh về tiêu hóa.
Phụ nữ mang thai và người già
Phụ nữ mang thai và những già thì chức năng tiêu hóa bị giảm sút,
khả năng hấp thụ các đồ uống lạnh cũng không tốt như trước. Nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ
dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thi có thể gây ra một số bệnh về đường ruột. Vì thế với phụ nữ
mang thai và người già, đặc biệt là những người có thể trạng không tốt nên ít hoặc không uống nước
lạnh.
Người đang ra nhiều mồ hôi
Sau khi lao động mệt nhọc, mồ hôi ra nhiều khiến bạn cảm thấy rất
khát nước. Vừa nóng, vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá hoặc bia lạnh để giải khát.
Nhưng thực tế không đúng như vậy vì khi đó phân tử nước lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ khó có thể
thâm nhập vào tế bào, nên dù có uống nhiều nước lạnh thì cơ thể vẫn thiếu nước.
Hơn nữa, đối với người mới bị cảm mạo, say nắng do mồ hôi không
thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được sẽ làm tăng nguy cơ bị sốt. Nếu lúc đó uống nước lạnh
vào sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.