Ghẻ ngứa là bệnh ngoài da có thể lây qua nhiều con đường, đặc biệt là tiếp xúc cơ thể gần. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị bệnh ghẻ ngứa. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách điều trị triệt để bệnh ghẻ ngứa tại nhà.
Ghẻ là một trong 4 bệnh ngoài da phổ biến nhất trong quân đội bên cạnh nấm da, ghẻ, eczema, viêm da mủ. Tỷ lệ người mắc bệnh này chỉ đứng thứ 2 sau nấm da. Đây là căn bệnh ngoài da gây ngứa. khi bị ngứa, bệnh nhân thường gãi nhiều gây nhiễm khuẩn thứ phát và có thể gặp biến chứng viêm cầu thận.
Hiện nay, không ít người mắc phải bệnh ghẻ.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng đắn, bệnh ghẻ sẽ kéo dài, ngứa nhiều gây mất ngủ, suy nhược thần kinh. Mặt khác, bệnh có thể lây lan trong gia đình, tập thể, có khi thành dịch. Cũng như một số bệnh ngoài da khác, bệnh ghẻ không gây chết người nhưng ảnh hưởng tới sức khoẻ, lao động , học tập, công tác.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách điều trị triệt để bệnh ghẻ ngứa ngay tại nhà.
1. Lá bạch đàn
Ghẻ rất sợ nước lá bạch đàn và sẽ di chuyển ra ngoài da hoặc chạy linh tinh, tắm nhiều lần sẽ khỏi bệnh.
Các bác sĩ khuyên rằng, những người mắc bệnh ghẻ nên chọn lá bạch đàn loại cây giống cũ ngày xưa chậm lớn (không phải lá bạch đàn to) hoặc bạch đàn lai ngày nay. Tốt nhất là lá bạch đàn kim lá nhỏ. Sau đó, mang cả lá khô và lá tươi đun thật đặc rồi tắm.
2. Lá ba ngạc
Lá ba ngạc có ở những vùng núi, trung du và thường dùng để trị ghẻ. Tuy nhiên, có những người tắm lá ba ngạc không khỏi do cơ địa hoặc sự “lờn” thuốc.
Cách sử dụng: lấy lá ba ngạc đun đặc, sau đó tắm. Thông thường, khoảng 1 tuần, người bệnh sẽ hết ghẻ.
3. Lá xoan
Lá xoan là loại lá đắng, độc với ghẻ, nên điều trị cũng rất hiệu nghiệm.
Cách sử dụng: chỉ cần đun sôi nước với la xoan. Sau đó, tắm cho đến khi hết bệnh.
*Lưu ý: không được dây nước ra miệng, mũi mắt vì nuốt phải có thể bị say hoặc ngộ độc.
4. Lá trầu không
Lá trầu là loại kháng sinh tự nhiên, diệt khuẩn cho những vùng bị xước da, tiếp đến là cái ghẻ sẽ bị tiêu diệt. Cũng có một vài trường hợp, một số người tắm lá trầu không khỏi, có thể là do cơ địa.
Cách sử dụng: lấy lá trầu không đun với nước. Sau đó, tắm trong vòng 1 tuần sẽ không còn bị ghẻ.
5. Lá đào
Lá đào rất đắng, dùng nó để điều trị ghẻ cũng rất hiệu quả. Thế nhưng, lá đào chỉ rụng vào mùa đông nên rất khó kiếm trong những mùa khác. Lúc đó, bạn có thể dùng các lá kể trên. Cách sử dụng cũng tương tự như những loại lá khác.
* Lưu ý: ngoài việc điều trị bằng các phương pháp trên, người bệnh cũng phải tuân thủ và thực hiện đúng các nguyên tắc sau:
- Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan. Không gãi, không tự ý dùng các loại thuốc bôi như thuốc rầy, thuốc súng… rất nguy hiểm.
- Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch. Người bệnh cũng có thể nhúng nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc quần áo hay sử dụng. Việc này giúp diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.
- Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Bắt buộc điều trị lại theo đúng phương pháp.
- Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… nhằm tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.