Nỗi sợ hãi ban đêm tương tự như những cơn ác mộng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và phá vỡ cuộc sống của trẻ.

Mỗi người chắc hẳn sẽ trải qua một hay nhiều "đêm kinh hoàng" trong cuộc đời. Nó tương tự như những cơn ác mộng, giấc mơ đáng lo ngại liên quan đến sự sợ hãi, lo lắng hoặc khủng bố. Nỗi sợ hãi ban đêm có thể gặp ở bất cứ ai nhưng hầu hết ở trẻ nhỏ.

Ngày này, trẻ em có lịch trình học tập bận rộn ở trường. Thời gian chơi bên ngoài cũng hạn chế mà thay vào đó là giải trí từ truyền hình và các trò chơi trên mạng. Những việc này vô tình ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Theo các chuyên gia trẻ cần ngủ khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe cho các hoạt động hôm sau.

lam-the-nao-de-thoat-khoi-dem-kinh-hoang-trong-giac-ngu

Ảnh: Boldsky.

Trẻ có giờ ngủ cố định có xu hướng ngủ tốt hơn so với những đứa trẻ ngủ muộn và dậy sớm. Mặc dù có một giờngủ cố định, nhưng chất lượng của giấc ngủ có thể bị xấu đi do rối loạn giấc ngủ. Ngừng thở khi ngủ và gặp ác mộng là hai trong số các rối loạn giấc ngủ thường gặp. Những vấn đề này có thể được xử lý bằng việc thay đổi môi trường và thuốc men.

Nếu bạn nghi ngờ con mình bị ảnh hưởng bởi những nỗi sợ hãi ban đêm, hãy xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị ngay lập tức, theo Boldsky.

Xác định những nỗi kinh hoàng

Đêm kinh hoàng xuất hiện tương tự như những cơn ác mộng, nhưng nếu quan sát chặt chẽ thì có sự khác biệt nhiều. Những cuộc tấn công nghiêm trọng và đáng sợ vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và phá vỡ cuộc sống của trẻ.

- Nỗi sợ hãi ban đêm xảy ra trong chu kỳ giấc ngủ NON-REM (ngủ chập chờn), trong khi đó những cơn ác mộng xảy ra trong chu kỳ giấc ngủ REM (ngủ say).

- Nỗi sợ hãi ban đêm thường xảy ra trong khoảng phút 90-100 sau khi trẻ ngủ.

- Trẻ em ít khi nhớ về nỗi sợ hãi ban đêm, nhưng có thể nhớ lại cơn ác mộng.

- Trẻ gặp nỗi sợ hãi ban đêm thường đổ mồ hôi đầm đìa và la hét trong giấc ngủ. Trẻ cũng có thể hít thở nặng nề và tim đập nhanh.

- Nỗi sợ hãi ban đêm có thể bắt đầu khi trẻ được 3 tuổi và xảy ra nhiều nhất ở trẻ 12-13 tuổi.

- Nỗi sợ hãi thường kéo dài 1-2 phút và trẻ có thể mất đến 30 phút để ngủ lại.

Đối phó với nỗi kinh hoàng

Nỗi sợ hãi ban đêm không thể được điều trị với các kỹ thuật như thuốc đặc trị. Các triệu chứng có thể được giảm đáng kể bằng cách thực hiện một vài thay đổi trong cuộc sống.

- Nếu con của bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc để có hướng giải quyết. Những loại thuốc này có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

- Giảm căng thẳng là cách hiệu quả để làm giảm nỗi sợ hãi ban đêm.

- Chất lượng giấc ngủ tốt và ngủ đủ giấc sẽ giảm đáng kể tình trạng này. Thiếu ngủ là nguyên nhân khởi phát và tăng cường độ của nỗi sợ hãi ban đêm.

- Biện pháp tự nhiên, chẳng hạn như sâm được sử dụng như một loại thuốc trợ giúp cải thiện những rối loạn giấc ngủ. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc một cách hiệu quả nhất.